/tmp/hjsne.jpg
Nội dung bài viết
a. Mở bài:
– Giới thiệu người mà em yêu quý nhất.
b. Thân bài:
– Tả hình dáng bên ngoài của người đó (cao, gầy, thanh mảnh,…)
– Những việc làm của người đó.
+ Chăm sóc hàng ngày
+ Nhắc nhở học hành
+ Tâm tình vui buồn
+ Nhường nhịn, hy sinh
– Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người đó.
c. Kết bài:
– Cảm nghĩ sâu sắc về người đó.
a. Mở bài:
Cảm nhận chung về mẹ và hình ảnh mẹ chăm sóc em trong những lần em bị ốm
b.Thân bài:
– Hình ảnh mẹ trong những ngày em bị ốm:
+ Mẹ xin nghỉ làm và không phút nào rời xa em
+ Khuôn mặt mẹ: Vốn đầy đặn, trắng hồng thỡ giờ đây cũng gầy hơn, góc cạnh hơn và đen sạm đi. Đôi mắt trũng xuống, thâm quầng vì thiếu ngủ. Mẹ gầy đi nhiều.
– Đặc tả được một số chi tiết. Ví dụ:
+ Đôi mắt của mẹ và cảm nhận của em về đôi mắt ấy: Cảm nhận tình yêu thương vô bờ của mẹ qua ánh mắt lúc bồn chồn, lo lắng, khi ấm áp yêu thương, dỗ dành, động viên em.
+ Đôi bàn tay và những cử chỉ chăm súc ân cần, yêu thương của mẹ: cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay mẹ vỗ về . Bàn tay đắp khăn cho em, lau những giọt mồ hôi, bón cho em từng thìa cháo… Đôi bàn tay ôm em vào lòng ấm áp, cho em cảm giác bình yên.
– Cảm nhận được tình cảm của mẹ những lần đỡ sốt: Thấy được niềm vui trở lại trong mắt mẹ. Xúc động khi thức giấc thấy mẹ thiếp đi và mệt mỏi và thấy thương mẹ vô cùng.
c. Kết bài
– Nêu những suy nghĩ, tình cảm và lòng biết ơn của em đối với mẹ.
Dàn ý:
1. Mở bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ, địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
2. Thân bài:
– Ông lão ai? Khoảng bao nhiêu tuổi?
– Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu, nụ cười…).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…
– Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối…
– Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
– Khung cảnh của hồ: mặt nước, bầu trời trong xanh, dưới hàng cây…
– Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
– Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em
– Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống vui vẻ, an nhiên cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ, báo hiếu…).
Dàn ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Em nhìn thấy lực sĩ ấy ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài:
* Tả lực sĩ cử tạ:
– Tuổi tác: Khoảng hai lăm tuổi.
– Ngoại hình:
+ Mái tóc cắt ngắn, vẻ mặt cương nghị. Nước da nâu bóng.
+ Cao lớn, khoẻ mạnh. Các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn.
+ Hành động:
– Nhanh nhẹn, dứt khoát…
– Nâng được tạ nặng tám mươi ki-lô-gam.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
– Thích thú và khâm phục.
– Rút ra bài học: Muốn thành công phải có ý chí và quyết tâm cao.
Ví dụ: Miêu tả người mẹ của em
Dàn ý
1. Mở bài
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị mà đẹp đẽ.
2. Thân bài
– Giới thiệu về mẹ (tuổi, nghề nghiệp)
– Tả hình dáng của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da, đôi tay, vầng trán, nụ cười…)
– Tả tính cách của mẹ (hiền dịu nhưng cũng nghiêm khắc,…)
– Tả sự chăm sóc của mẹ với em.
– Kỉ niệm sâu sắc giữa mẹ và em: khi em bị ố, khi em đạt được học sinh giỏi cấp huyện, khi em phạm lỗi,…
3. Kết bài
– Em rất tự hào về mẹ.
– Em rất yêu mẹ. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.