1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại là cô-cháu
– Người cô bé Hồng ở vai trên, bé Hồng ở vai dưới.
2. Cách xử xự của người cô đáng chê trách:
– Dùng những lời lẽ cay độc để làm đau lòng đứa cháu của mình.
– Khi đứa cháu đã xúc động đến nước mắt trào ra người cô vẫn cố nói tiếp.
3. Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:
+ Cúi đầu không đáp
+ Cười đáp lại cô
+ Im lặng, cúi đầu xuống đất
+ Cười dài trong tiếng khóc
+ Hỏi lại cô, trả lời cô lễ phép
– Dù rất bất bình nhưng Hồng vẫn giữ thái độ lễ phép vì Hồng là cháu, là vai dưới, phải tôn trọng người lớn hơn mình.
Câu 1 (trang 94 sgk Văn 8 Tập 2): Những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền:
– Nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi lầm
+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.
+ Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức,..
– Khoan dung, khuyên bảo tướng sĩ chân tình:
+ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,..
+ Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,..
Câu 2 (trang 94 sgk Văn 8 Tập 2):
a. Vai xã hội của 2 nhân vật:
– Lão Hạc: địa vị thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo
– Ông giáo địa vị xã hội cao nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc
b. Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua việc ông giáo mời lão Hạc ở lại ăn khoai, hút thuốc: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào…
c. Những chi tiết thể hiện được thái độ của lão Hạc với ông giáo:
– Thân tình như nói với người đồng lứa: Đối với chúng mình thì như thế là sung sướng.
– Quý trọng ví ông giáo là người có học:
+ Ông giáo dạy phải
+ Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.
Câu 3 (trang 95 sgk Văn 8 Tập 2):
– Lấy ví dụ đoạn đầu của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Trong đoạn trích ấy có lời của chị Dậu, Cai Lệ, người nhà lí trưởng,..
– Vai xã hội
+ Cai Lệ đại diện cho tầng lớp thống trị
+ Chị Dậu là người nông dân, lại đang thiếu nợ
– Đối xử và thái độ của họ với nhau
+ Chị Dậu ban đầu tôn trọng gọi Cai Lệ bằng “ông” xưng “nhà cháu”
+ Cai Lệ xưng “ông”, gọi chị Dậu bằng “mày”
+ Chị Dậu khúm núm van xin còn Cai Lệ quát to, gõ đầu roi xuống đất quát mắng, đe dọa, thậm chí còn đánh cả chị Dậu.