Soạn bài Cụm động từ ngắn nhất


Soạn bài Cụm động từ

I. Cụm động từ là gì ?

Câu 1 (trang 147 sgk Văn 6 Tập 1):

– Từ in đậm “đã” và “nhiều nơi” bổ sung ý nghĩa cho động từ “đi”.

– Từ in đậm “cũng” và “những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” bổ sung ý nghĩa cho động từ “ra”.

Câu 2 (trang 147 sgk Văn 6 Tập 1):

– Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu văn sẽ trở thành: “Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra”.

– Như vậy, những từ in đậm có chức năng làm bổ sung làm rõ nghĩa cho các động từ ở trong câu.

Câu 3 (trang 147 sgk Văn 6 Tập 1):

– Ví dụ: “chạy nhanh”

– Đặt câu: Tôi phải chạy nhanh.

– Nghĩa của cụm động từ “chạy nhanh” rõ nghĩa và cụ thể hơn so với nghĩa của động từ “chạy”.

II. Cấu tạo của cụm động từ

Câu 1 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

MÔ HÌNH CỤM ĐỘNG TỪ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Đã đi nhiều nơi
Cũng ra những câu đố oái oăm
để hỏi mọi người

Câu 2 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

– Phần trước: là những từ chỉ không gian, phủ định, khẳng định, …. Cụ thế như những từ “đã, cũng, đang, còn, không, chưa, vẫn, …).

Xem thêm:  Tả con chó nhà em năm 2021

– Phần sau: là những từ chỉ đối tượng, địa điểm, hướng, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, hành động. Cụ thể như những từ: được, ngay, nhiều, những, …)

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

Cụm động từ trong các câu đó là:

a, đang đùa nghịch ở sau nhà.

b, yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng.

c, đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán, để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 2 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
đang đùa nghịch ở sau nhà
yêu thương Mị Nương hết mực
muốn kén cho con một người chồng
Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán
để có thì giờ đi hỏi Ý kiến em bé thông minh nọ

Câu 3 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

– Từ “chưa”: là phụ từ biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một lúc nào đó không có hoặc khó thể xảy ra.

– Từ “không” là từ biểu thi ý định đối với điều được nêu ra sau đó. Đây là sự phủ định tuyệt đối.

Câu 4 (trang 148 sgk Văn 6 Tập 1):

– Ý nghĩa của truyện “treo biển”:

      + Truyện treo biển đã phê phán những kẻ thiếu lập trường khi làm một việc gì đó.

– Cụm động từ: “đã phê phán những kẻ thiếu lập trường”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu