Sau chiến tranh thế giới thứ 2 chiến lược toàn cầu của Mỹ triển khai dựa trên cơ sở nào | Myphamthucuc.vn

Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở nào?

A.  Tiềm lực kinh tế, khoa học hiện đại.

B.  Tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh.

C.  Khoa học hiện đại, quân sự mạnh.

D.  Vị thế quốc tế được nâng cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là B.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

– Kinh tế: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất.

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

– Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Vậy chiến lược toàn cầu là gì. Cùng Top lời giải tìm hiểu nhé:

1. Sự hình thành chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1947) và tác động của nó đến cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương

Sau khi Thế chiến kết thúc, quân Anh được cử tới Việt Nam giải giáp quân Nhật đã đồng thời trợ giúp đồng minh là Pháp tái thiết lập chế độ thực dân tại đây. Ngày 23/9/1946, quân Pháp được quân Anh giúp sức đã nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Về phía Mỹ, sau chiến tranh thế giới thứ II, một mặt nước này ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh Châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, cũng như việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại Châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh Châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với Châu Âu.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ với nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng đã không được hồi đáp. Nhiều nhà sử học cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ lỡ  cơ  hội để  quan  hệ hữu nghị với Việt Nam, và đây là khúc ngoặt đầu tiên dẫn tới cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam.

Những năm 1946 và 1947, Mỹ không ngăn cản Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng cũng không trực tiếp viện trợ cho các lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Mãi đến năm 1947, khi Mỹ viện trợ cho nước Pháp 3 tỷ  đôla theo kế hoạch Marshall, nhờ đó Pháp mới đỡ khó khăn hơn trong việc tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam.

Lúc này, tuy Mỹ có chú ý đến “tính chất cộng sản” của Chính phủ kháng chiến Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng họ lại đang bị cuốn hút vào những vấn đề lớn của Châu Âu. Bên cạnh đó, việc chiếm đóng và xây dựng lại Nhật, sự tiến triển của các lực lượng cách mạng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, sự phát triển mạnh của phong trào đòi độc lập và giải phóng dân tộc ở các khu vực thuộc địa rộng lớn, kể cả ở Đông Nam Á,… đã khiến cho Mỹ muốn Pháp phải giải quyết nhanh cuộc chiến tranh Đông Dương, kể cả bằng thương lượng. Mùa thu năm 1947, cựu đại sứ Mỹ tại Pháp là W. Bullitt đã gặp toàn quyền Bollaert ở Hà Nội, theo đó ông quan tâm đến con bài chính trị Bảo Đại và ủng hộ cho Giải pháp Bảo Đại của Pháp. Tóm lại, cho đến những năm 1946-1947, Mỹ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề Việt Nam và Đông Dương.

Sự phân chia khu vực ảnh hưởng và các khối quân sự do Mỹ và Liên Xô lập ra trong ” Chiến tranh lạnh “

2. Chiến lược quân sự toàn cầu “Ngăn chặn” của Mỹ (1948 – 1952) và sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương

Chiến lược quân sự toàn cầu “Ngăn chặn” của Mỹ ra đời trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; Liên Xô vừa chiến thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn đang nắm ưu thế quân sự về vũ khí thông thường. Các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới. Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên đà phát triển. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao. Trong lúc đó, các trung tâm tư bản chủ yếu ở Châu Âu và Nhật chưa được củng cố, phục hồi, tập hợp lại. Bối cảnh lịch sử đó đặt chiến lược toàn cầu Mỹ xuất phát từ một thế phòng ngự là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

Sau khi trúng cử vào Nhà Trắng lần thứ hai, Tổng thống Mỹ Truman đề ra học thuyết mang tên mình. Học thuyết Truman, coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng “một số phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Moscow điều khiển, sử dụng chiêu bài dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản” [Henry Navare, 2004]. Do vậy, chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa đồng thời phải chống những phong trào giải phóng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo và ủng hộ những phong trào dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản như các phong trào ở Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Bắc Á… Để củng cố lực lượng đồng minh của Mỹ, học thuyết Truman chấp nhận kế hoạch Marshall ở Châu Âu. Kế hoạch Marshall do G.Marshall, Quốc vụ khanh Mỹ nêu ra ngày 5-6-1947, nhằm khôi phục lại Châu Âu bằng viện trợ của Mỹ. Theo đó các nước Anh, Pháp, Bỉ, Áo, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Ailen, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Đức sẽ nhận được một kế hoạch viện trợ khổng lồ… việc tiếp nhận viện trợ với điều kiện các nước này phải giành cho Mỹ những đặc quyền kinh tế theo yêu cầu của Mỹ, ủng hộ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ.

Xem thêm:  Mở bài khổ 1 Từ ấy lớp 11 ( Gián tiếp, nâng cao, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, Mc.Carthy và Hoover thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Những hành động của chính phủ Mỹ khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower sau này ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc Châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản ở các quốc gia thuộc địa cũ sẽ được Liên Xô ủng hộ và đạt được quyền lực trong quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực tài nguyên từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954), và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951), đặc biệt là sự thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Hoa Kỳ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và đôi khi bằng tấn công quân sự để hỗ trợ các lực lượng thân phương Tây tại các quốc gia mới.

Giới chiến lược quân sự Mỹ phát hiện thấy lúc này hướng yếu nhất trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á là Đông Nam Á, một khu vực rộng lớn tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Nam. Bởi vì “Đông Nam Á có tầm quan trọng về chiến lược, nó kiểm soát cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” và “Đông Nam Á rất quan trọng đối với Mỹ” [Lưu Văn Lợi và Nguyễn Hồng Thạch, 2002].

Quan điểm ngăn chặn đã tạo ra một cơ cấu chặt chẽ cho đường lối của Mỹ ở Đông Nam Á. Trong văn kiện NSC.51, nhan đề Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á do Bộ Ngoại giao Mỹ trình lên Hội đồng an ninh quốc gia ngày 1-7-1949 có đánh giá “ở Đông Dương, chính sách của Pháp là đánh chiếm lại,… nhưng Pháp không thể dùng biện pháp quân sự để tiêu diệt Việt Minh, tình hình Đông Dương đang xấu đi rất nhiều. Cộng sản chiếm vị trí khống chế trong phong trào dân tộc…” [Lưu Văn Lợi và Nguyễn Hồng Thạch, 2002]. Sau đó, Tổng thống Truman đã phê chuẩn (ngày 30-12- 1949) một văn kiện của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, trong đó nhấn mạnh cần thiết phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Đông Dương. Đông Nam Á trở thành chiến trường quan trọng (lúc đó vẫn là sau Đông Bắc Á) trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á. Chiến lược ngăn chặn ở Đông Nam Á coi như chính thức bắt đầu  từ đó  và  Đông Dương trở thành trọng điểm của chiến lược Đông Nam Á của Mỹ.

Những năm 1948 – 1949, Mỹ triển khai học thuyết Truman và chiến lược quân sự toàn cầu ngăn chặn, Mỹ đặt trọng tâm chiến lược là Tây Âu. Ở Châu Âu, lúc này nước Pháp có vị trí rất quan trọng, thậm chí là then chốt trong việc hình thành liên minh đó. Do vậy, Mỹ đã cố gắng tranh thủ Pháp để khai thác vai trò của Pháp. Năm 1947, Mỹ viện trợ cho Pháp 3 tỉ đôla theo kế hoạch Marshall. Năm 1948, Tổng thống Mỹ đã có sự phê chuẩn đặc biệt để trang bị cho 3 sư đoàn Pháp đóng ở Đức. Năm 1948, trong một văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ (27-9-1948) tổng kết tình hình Việt Nam và chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, có nêu rõ mục tiêu lâu dài của Mỹ là: “thủ tiêu ở mức độ tối đa có thể được ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương, Mỹ muốn thấy Việt Nam và Đông Dương có một nhà nước dân tộc chủ nghĩa tự trị thân Mỹ” [Lê Phụng Hoàng, 2009].

Năm 1947 Chính phủ Truman đã cho Pháp vay 160 triệu đôla để mua xe quân sự và một số thiết bị liên quan cho chiến trường Đông Dương. Trong văn kiện NSC.51 của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (ngày 1-7-1949) có xác nhận, trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang bị của Mỹ đang ở Đông Dương.

Mỹ ủng hộ thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam

Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản, Mỹ ủng hộ việc thành lập các nhà nước phi cộng sản (tức là theo chủ nghĩa chống Cộng) ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ cho là lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc. Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối lo lớn hơn tại Châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh – tốt nhất là dưới sự chỉ  đạo của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến sau khi chiến thắng, người Pháp sẽ – một cách cao cả – rút khỏi Đông Dương.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhặt | Myphamthucuc.vn

Mỹ đã khuyên Pháp nên tìm một giải pháp chính trị. Tháng 1-1949, Bộ Ngoại Giao Mỹ thúc ép Pháp thoả thuận với Bảo Đại để lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tiếp đến tháng 2-1949, Ngoại trưởng Acheson lại hối thúc và đến ngày 8-3-1949, Pháp đã ký Hiệp nghị Elysee với Bảo Đại. Ngày 4- 2-1950, Mỹ công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương

Trong văn kiện của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC.64) do Tổng thống Truman phê chuẩn tháng 4/1950 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn sự lớn mạnh của Việt Minh ở Đông Dương bằng sự trợ giúp về chính trị, viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp. Bên cạnh đó, Mỹ đã để lộ ý đồ muốn ủng hộ Quốc gia Việt Nam bằng cách viện trợ quân sự thẳng cho chính quyền này không thông qua Pháp. Ngay sau đó, mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ trong chiến tranh Đông Dương lúc này đã bộc lộ công khai và có phần gay gắt.

Ngày 14/9/1951, tướng De Lattre de Tassinhy sang gặp Tổng thống Harry Truman, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và tướng Collins, lô viện trợ đầu tiên của Mỹ gồm rất nhiều chiến cụ và khí giới: 9.000 súng tiểu liên, 500 đại liên, 5.000 xe chuyên chở đủ loại, 600 máy truyền tin và các xe chiến đấu, máy bay, tàu hải quân, tàu sửa chữa… Từ tháng 7-1950 đến 1-1-1952, Mỹ đã cung cấp cho Pháp gần 300 triệu đôla vũ khí và trang bị quân sự. Tại hội nghị tay ba Mỹ, Pháp, Anh họp ở Paris bàn về các vấn đề Đông Nam Á ngày 28-5-1952, Ngoại trưởng Mỹ Acheson nói từ tháng 6-1951 đến tháng 6-1952, Mỹ đã gánh chịu một phần ba (1/3) chi phí cho cuộc chiến tranh của Pháp và Quốc gia Việt Nam ở Đông Dương. Và từ hội nghị này, Mỹ đồng ý tăng thêm 150 triệu đôla trong tài khoá 1952-1953 viện trợ quân sự cho Pháp và Quốc gia Việt Nam. Tướng Le Tourneau – Bộ trưởng phụ trách Đông Dương trong Chính phủ Pháp, đã đại diện Chính phủ Pháp xác nhận sáu tháng tới viện trợ quân sự Mỹ sẽ chiếm tỷ lệ 40% chi phí chiến tranh ở Đông Dương.

Mặc dù vậy, Pháp vẫn không bớt lo ngại trước ý định của Mỹ ủng hộ trực tiếp Quốc gia Việt Nam để chính quyền này ly khai khỏi Liên hiệp Pháp thành lập một quốc gia độc lập không thuộc Liên hiệp Pháp. Ngày 16-6-1952, Tướng Le Tourneau tuyên bố ở Mỹ rằng, Pháp cần Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, nhưng không muốn có quân đội nước ngoài ở Đông Dương (ý nói không muốn Mỹ đưa quân vào).

a. Chiến lược quân sự toàn cầu “trả đũa ào ạt” của Mỹ và sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương

Năm 1953, liên minh Eisenhower – Nixon  chính thức cầm quyền sau khi đánh giá lại tình hình, đã đề ra “Chủ nghĩa Eisenhower”, thay cho “Học thuyết Truman” và lấy chiến lược “trả đũa ào ạt” làm chiến lược quân sự toàn cầu mới, thay cho chiến lược “ngăn chặn” nhằm phù hợp với tình hình quốc tế sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh lạnh có nguy cơ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát giữa hai cường quốc Liên Xô – Mỹ, Mỹ quan tâm đặc biệt đến vấn đề cộng sản ở Châu Á, ngoại trưởng Dulles thậm chí nhấn mạnh: “Triều Tiên và Đông Dương là hai bên sườn. Lực lượng lớn (Trung cộng) nằm ở trung tâm… tôi tin là cần phải uy hiếp vùng trung tâm bằng cách nào đó để giữ và dìm chúng xuống, và khi đó chúng ta sẽ có cơ hội tốt để giành thắng lợi ở hai bên sườn” [Lưu Văn Lợi và Nguyễn Hồng Thạch, 2002].

Trong tình hình Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn và ở thế bất lợi trong cuộc chiến tranh, một mặt, Mỹ dốc thêm nhiều viện trợ cho Pháp; mặt khác, tìm mọi cách để trực tiếp nắm lấy việc điều hành chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 7-1953. Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Navare của bộ chỉ huy Pháp, gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 735 triệu đôla. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho Pháp ở Đông Dương gồm 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy.

Nếu như năm 1950, Mỹ chỉ viện trợ quân sự 10 triệu đôla cho Pháp trong cuộc chiến tranh, thì đến lâu năm 1954, số lượng này đã tăng lên đến 1,1 tỉ đôla, chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Từ 1950 đến 1954, tổng số viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương đã vượt quá 3,5 tỉ đôla. Tướng Navare sau này viết trong hồi ký rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ” [Henry Navare, 2004].

Ngày 21/7/1953, Tổng thống D. Eisenhower chính thức mời Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm sang thăm Hoa Kỳ và được Mỹ cam kết ủng hộ giúp đỡ. Trong khi đó, Mỹ cũng  bắt đầu cổ động cho một chính trị gia khác là Ngô Đình Diệm.

Để thuyết phục nội bộ chính giới Mỹ và dư  luận Mỹ tán thành ủng hộ chủ trương chiến lược hỗ trợ các nhà nước tại Đông Dương nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á, chính quyền Eisenhower nhiều lần nhắc đến và nhấn mạnh hậu quả, tác động phản ứng dây chuyền của thuyết Domino. Chính quyền Washington cho rằng, nếu để mất Đông Dương sẽ gây ra những hậu quả xấu về tâm lý, chính trị, kinh tế, quân  sự  trọng yếu và sẽ mất nốt phần còn lại của Đông Nam Á. Đông Dương đang trở thành con bài Domino đầu tiên.

Theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á. Vì đây là một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam… Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nàò. Nhiều nhà sử học khác cho rằng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là muốn bảo vệ sự tồn tại của một chính phủ thân Mỹ tại miền Nam Việt Nam, không chỉ nhằm làm “tiền đồn chống Chủ nghĩa Cộng sản”, mà qua đó còn duy trì ảnh hưởng lâu dài của “Quyền lực tư bản” Mỹ lên thị trường vùng Đông Nam Á.

b. Kế hoạch Chim kền kền và sự thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ

Đầu năm 1954, tình hình quân sự trên chiến trường Đông Dương trở nên tồi tệ đối với Pháp. Hội nghị Genève về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương sắp sửa họp, Mỹ nhanh chóng lập cầu hàng không Philippine – Đông Dương, tiếp tế cho quân đội Pháp mỗi ngày từ 200 đến 300 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng. Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa hai tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 vào vịnh Bắc Bộ. Kế hoạch Chim kền kền dự định tập trung 200 máy bay cường kích để xoá trắng “khu vực Điện Biên Phủ” và thậm chí có thể dùng vũ khí nguyên tử đánh vào miền Nam Trung Quốc, nếu Trung Quốc đưa quân vào tham chiến. Ở thủ đô Washington, “bản kế hoạch diều hâu” đã chuẩn bị xong, Eisenhower và Nixon cùng Ridway (Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) đưa trình Hội đồng an ninh quốc gia và Quốc hội, nhưng bị phản đối, không được phê chuẩn, vì các nghị sĩ quyền lực của Mỹ đòi hỏi phải thiết lập môn liên minh hành động Mỹ – Anh – Pháp, tuy nhiên thủ tướng Anh

Xem thêm:  Bộ đề Đọc hiểu Lời khuyên cuộc sống hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

W. Churchill không đồng ý, ngoại trưởng Mỹ Dulles đến London cũng không đạt được kết quả, quan hệ Anh – Mỹ xuống mức xấu nhất. Những nỗ lực ngoại giao lần lượt thất bại, số phận quân Pháp ở Điện Biên Phủ xem như được định đoạt, chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954 – 7/5/1954) toàn thắng, thực dân Pháp hoàn toàn bị đánh bại trên chiến trường Việt Nam,  một  thời kỳ  lịch  sử  mới được mở ra không chỉ cho Việt Nam, Đông Dương mà còn cho tất cả các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

3. Một số nhận xét về tác động của chiến lược toàn cầu của Mỹ đến cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954)

Chiến lược toàn cầu của Mỹ là nhân tố quan trọng giúp Pháp duy trì cuộc chiến tranh ở Đông Dương: trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Mỹ từng bước xây dựng học thuyết toàn cầu của mình từ ngăn chặn sang trả đũa ào ạt, những hành động như ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng hay vấn đề Đài loan sau này, can thiệp mạnh mẽ vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, can thiệp ngày càng sâu vào  chiến tranh Đông Dương, xây dựng kế hoạch phục hưng Châu Âu với mong muốn xác lập vị trí siêu cường số 1 thế giới, cạnh tranh với Liên Xô trong các vấn đề quốc tế. Chính yếu tố đó đã khiến Mỹ xác lập chính sách ủng hộ cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương bằng cách từng bước tăng dần viện trợ cả về vũ khí và tiền bạc, việc Mỹ gánh gần 2/3 chiến phí đã giúp cho Pháp duy trì cuộc chiến tranh ở Đông Dương và là nhân tố quan trọng hàng đầu cho những hành động quân sự của Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, ý chí, vũ khí và tiền bạc của Mỹ đã không giúp cho Pháp thắng lợi ở chiến trường Đông Dương, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cho thấy sức mạnh vĩ đại của một dân tộc Việt Nam anh hùng, không thể bị đánh bại bởi bất kỳ loại vũ khí nào của đế quốc, thực dân.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương là biểu hiện tiêu biểu cho bản chất của chủ nghĩa đế quốc trong thời kỳ mới, cho thấy rõ sự mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc: trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, các giá trị lợi ích của chủ nghĩa tư bản Mỹ được thể hiện rất rõ ràng, Mỹ quan tâm đến địa chính trị của các quốc gia Châu Âu, Châu Á cùng với đó là nguồn tài nguyên to lớn của các quốc gia, nhất là khu vực Châu Á đến nền kinh tế Mỹ. Sự mở rộng thị trường nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa Mỹ là vấn đề căn bản cho chiến lược toàn cầu của Mỹ trong việc dùng các yếu tố quân sự, chính trị để đạt được các lợi ích to lớn cho nền kinh tế tư bản Mỹ. Khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ là đối tượng chính đã ra đời ngay khi chủ nghĩa thực dân cũ cáo chung trên toàn thế giới.

Thêm vào đó, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương đã cho thấy mâu thuẫn giữa hai nước tư bản chủ nghĩa này với nhau, và thậm chí là mâu thuẫn giữa cả Anh và Mỹ. Sự xung đột lợi ích khi thực thi các ván bài chính trị giữa hai nước đã trở thành nguyên nhân cho sự mâu thuẫn Pháp – Mỹ về sau, sự kiện Pháp rút khỏi NATO hay xung đột với Mỹ về các lợi ích ở khu vực Trung Đông, Châu Phi đã thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, vấn đề mâu thuẫn đó được thể hiện rõ và có điểm khởi đầu từ vấn đề Đông Dương, cho thấy giữa các nước đế quốc lớn như Anh, Pháp và Mỹ đều  luôn  tồn tại  những bất đồng, xung đột lợi ích, cạnh tranh khốc liệt   với nhau.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là yếu tố quan trọng khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược toàn cầu, từng bước sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam: Chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ đã khẳng định ý chí độc lập của cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định sự lớn mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đây Việt Nam

– Điện Biên Phủ như là ngọn đèn soi đường cho các dân tộc thuộc địa đứng lên trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự toàn cầu của mình theo hướng gia tăng sự can thiệp quân sự vào các điểm nóng trên thế giới, tăng cường liên minh và ủng hộ các thế lực  thân  Mỹ, thực  hiện  chính sách  thù  địch với Liên Xô, chạy đua vũ trang… và trong cuộc chiến tranh Việt Nam sau này, nước Mỹ đã phải khuất phục trước ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam, và rất nhiều nhà sử học Mỹ đã nhận xét: “cuộc chiến tranh Việt Nam đã mãi mãi thay đổi lịch sử nước Mỹ”.

4. Kết luận chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ

Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 đến năm 1954 đã tác động mạnh mẽ đến cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, theo đó, Mỹ từng bước can thiệp sâu rộng vào chiến trường Việt Nam, chiến trường Đông Dương, dần gánh vác chi phí nặng nề của chiến tranh và dần loại Pháp ra khỏi ảnh hưởng ở Đông Dương. Chính những chiến lược đó đã từng bước thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, thêm vào đó chiến lược toàn cầu đó đã thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mỹ và thể hiện rõ những mặt trái trong quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ dần thay thế Pháp ở chiến trường Đông Dương và sa lầy nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập