Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn lập dàn ý nghị luận: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Hướng dẫn triển khai

– Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương.

– Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi vì:

+ Cảm xúc là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ.

+ Khi hãm hại người khác, cũng chính là tự hãm hại bản thân mình.

+ Chính tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm thế giới này trở nên tốt đẹp.

– Bài học nhận thức và hành động: cần biết sẻ chia và yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.

Dàn ý nghị luận: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau

1. Mở bài:

Xem thêm:  Xây dựng thực đơn cho bữa tiệc | Myphamthucuc.vn

– Giới thiệu, dẫn dắt ý kiến: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau.

– Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương.

2. Thân bài:

Bàn luận về ý kiến

– Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi vì:

+ Cảm xúc là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ.

+ Khi hãm hại người khác, cũng chính là tự hãm hại bản thân mình.

+ Chính tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm thế giới này trở nên tốt đẹp.

3. Kết bài:

– Bài học nhận thức và hành động: Cần biết sẻ chia và yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.

Nghị luận Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau – Bài mẫu

Dàn ý nghị luận: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương. Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu… giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp,… Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau, hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu đến đâu hãy chỉ thấy những nụ cười, những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố, rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái!

Xem thêm:  Có nên học Đại học Đại Nam không? | Myphamthucuc.vn

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nghị luận: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập