Lá Cây Mật Gấu Trị Mụn, Làm Sáng Da Hiệu Quả Tại Nhà, Cây Mật Gấu Mịn Da, Giảm Mụn

Tôi đã từng đọc được một số bài viết về tác dụng của cây Mật gấu. Nhưng chính tôi và gia đình tôi đã sử dụng và cảm thấy nó rất ổn.

Đang xem: Lá cây mật gấu trị mụn

Một lần Ba tôi (Bác sỹ Nguyễn Việt Hùng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh khóa 1977 – 1983 Đại học Y Hà Nội) đi chơi về đem theomột bó cây (thực chất chỉ là thân cành không có lá). Tôi thấy ba lên tầng 2 trồng vào chậu cây (nó rất dễ trồng – chỉ cắm xuống đất). Tôi không biết là cây gì, nhưng sau đó tôi mới hay là cây Mật gấu. Tìm hiểu trên mạng thấy rất nhiều thông tin, trong khi có một số bài viết và một số người cho rằng uống nhiều không tốt, và không nên uống. Vâng, tôi đồng ý là uống nhiều không tốt, vì cái gì quá liều cũng độc. Ví dụ uống ngày 5-7 lít nước sôi cũng sẽ bị ngộ độc nước, do ưu trương tế bào mà chết, huống hồ là cây thuốc.

Sau đó có lần đi mệt về, rót trong ấm tích ra cốc nước như nước chè xanh, uống nó rất đắng, xong thấy ngọt trong cổ họng. “Tôi hỏi mẹ là nước gì vậy, mẹ bảo lá cây Mật gấu Ba mày phơi khô, một lần lấy 3-4 lá pha với một phích nước, uống cả ngày. Lá nó mọc ra nhanh lắm, nên hái phơi khô bảo quản dùng dần.”. Thế là gia đình tôi từ đó đến nay uống nước lá Mật gấu. Nay phải đi làm nghiên cứu viên ở Viện Y học bản địa Việt Nam, chỗ bạn học của Ba tôi, Bs Hoàng Sầm. Cách xa nhà hơn 500 km biển trời cách mặt, không chăm sóc Ba được, nhưng qua điện thoại được biết đường huyết của Ba giảm và ổn định, mỡ máu giảm đi đáng kể. Ông Bác tôi béo quá nên cũng dùng, Bác bảo một vài tháng đầu xuống khoảng 2-3kg (sau đó ổn định). Một số người khác cùng khu thấy vậy cũng uống và phản hồi huyết áp ổn định hơn, da dẻ hồng hào và sáng mịn hơn. Một số người nữa thì bảo hình như có giảm mụn và đường tiêu hóa tốt…

Xem thêm:  Mẹo Điều Trị Mụn Trên Lông Mày Hiệu Quả, Tại Nhà, Trị Mụn Ở Lông Mày Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà

Chúng ta cùng tìm hiểu và làm rõ một số thông tin về cây Mật gấu.

CÂY MẬT GẤU NAM (Cây lá đắng)

*
*
*

Cây và lá Mật gấu tươi

*
*

Thân và Mật gấu khô

Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. Thuộc họ Cúc Asteraceae.

Mô tả:

Cây lá đắng sống lâu năm, cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 1-3m, đường kính thân nhỏ khoảng 2-4 cm, thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết; cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa. Có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng, dễ mọc.

Lá có thể ăn được và được dùng trong món súp và các món ăn ngon khi được chế biến đúng cách. Hoạt chất đắng trong cây rất tốt vì là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin (A, C, E, B1, B2), glycoside, saponin, alkaloid và tannin.

Xem thêm: Top 10 Sữa Rửa Mặt Nào Tốt Cho Da Nhạy Cảm Tốt Nhất

Hiện phong trào sử dụng lá cây“Mật gấu”làm thuốc rất phổ biến (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Phân bố: Cây lá đắng (bitter leaf) được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó phổ biến ở các Nước Đông Nam Á. Hiện nay cây Lá Đắng đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Xem thêm:  Bệnh Viện Da Liễu Hải Phòng Trị Mụn, Phòng Khám Da Liễu

Bộ phận dùng:Thân non và Lá

Thành phần hoá học đã phát hiện, xin biên tập và tổng hợp lại:

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside.Các hợp chất có tác dụng sinh học: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. Protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate. Các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng dược học:

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.(Chống ung thư – Dùng lá Mật gấu với Nấm Linh Chi).Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:Ấn Độ:dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.Congo:dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.Nam Phi:dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Xem thêm:  Mẹo Trị Mụn Trứng Cá Tại Nhà Bằng Phương Pháp Thiên Nhiên, 15 Cách Trị Mụn Trứng Cá Tại Nhà

Xem thêm: Review 10 Dòng Mặt Nạ Kose Clear Turn Review Mặt Nạ Kose 50 Miếng

Ở khu vực Tây Phi:dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Tác dụng khác:

Tăng cường khả năng sinh sản, uống nước lá đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh. Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do đó giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.Làm êm dịu thần kinh dễ ngủ;Trị thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Lá Mật Gấu Với Bia;

Theo Bs Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam (tôi gọi bằng chú) cây này uống liều khoảng 2-4 gam/ngày thì tốt cho gan mật, kích thích tiêu hóa. Uống liều cao kéo dài với nam giới có thể gây suy giàm năng lực tình dục.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Trị mụn