Dàn ý phân tích bài Cảnh khuya | Myphamthucuc.vn

Dàn ý phân tích bài Cảnh khuya

(Hồ Chí Minh)

Dàn ý 1:

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

– Sử dụng biện pháp so sánh: tiếng suối như tiếng hát

– Thiên nhiên tạo nên một bản nhạc quyến rũ

– Điệp từ “lồng”: gợi sự huyền ảo của cảnh đêm

b. Hai câu sau: hình ảnh nhân vật trữ tình

– Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

– Tâm trạng lo âu đến nỗi không ngủ đươc của Bác

3. Kết bài

Khái quát nội dung bài thơ và nêu cảm nhận của em về bài thơ này.

>> Tham khảo bài Phân tích bài thơ Cảnh khuya

Dàn ý 2:

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

– Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ: bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc.

– Đánh giá: là bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

– Vẻ đẹp của thiên nhiên vào một đêm trăng nơi chiến khu: hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối… Hình ảnh thơ cho thấy một đêm trăng khuya đẹp, thơ mộng.

– Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng “lo nỗi nước nhà”. (có thể so sánh : Trong thơ cổ, cảnh đẹp thượng đi liền với hình ảnh người ẩn sĩ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần. Nhưng trong bài thơ này nổi bật lên giữa thiên nhiên là hình ảnh một chiến sĩ cách mạng nặng lòng “lo nỗi nước nhà”).

– Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ đẹp của sự trầm mặc, huyền ảo của ánh trăng khuya. Nó không chỉ có màu sắc vàng yên ả mà nó còn có âm thành của tiếng suối chảy róc rách trong trẻo như tiếng hát vỏng lại từ phía xa.

– Câu thơ thứ ba có dấu phẩy ở giữa như cắt ngang hai sự đối lập nhau. Đối với thiên nhiên hiền hòa lung linh yên bình đẹp như vẽ kia là tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.

– Người vẫn chưa ngủ chỉ có chưa ngủ thì mới có thể tả hết được cảnh đẹp đêm khuya được. Không phải người thức để ngắm cảnh mà vì Người đang lo nỗi nước nhà.

⇒ Trái ngược với sự hài hòa của thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không.

– Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ Hồ Chí Minh:

+ Thể thơ đường luật cùng với hình ảnh thiên nhiên làm cho bài thơ có màu sắc cổ điển. Nhưng hình ảnh nhân vật trữ tình “lo nỗi nước nhà” kèm theo sự phá cách trong hai câu cuối đã làm cho bài thơ mang tình hiện đại)

+ Nhận định về giá trị tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

3. Kết bài:

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọc, xúc tích, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi, bài thơ vừa vẽ lên bức tranh thiên nhiên tại chiến khu Việt Bắc hiền hòa với màu sắc của ánh trăng, sống động trong trẻo với âm thanh của tiếng suối, lại vừa thể hiện tâm trạng âu lo của nhà thơ qua đó thấy được tấm lòng đối với thiên nhiên và con người của nhà thơ vĩ đại.

>> Tham khảo bài Cảm nhận bài thơ cảnh khuya

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập
Xem thêm:  Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên | Myphamthucuc.vn