[CHUẨN NHẤT] Tia tử ngoại được dùng để | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Tia tử ngoại được dùng để

A. Trong y tế để chụp điện, chiếu điện

B. Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại

C. Để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh

D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại

Lời giải 

Đáp án đúng: B. Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại

Giải thích

Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật cho ngấm vào kẽ nứt rồi chiếu tia tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về tia tử ngoại nhé

1.Tia tử ngoại là gì?

a. Định nghĩa

Tia tử ngoại hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác nhau là tia cực tím, tia UV ( Ultraviolet ), là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Bản chất tia tử ngoại là sóng điện từ  có bước sóng:      1nm < λt  <  400 nm

 Theo bảng phân chia bức xạ điện từ, tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn vùng ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn tia X.

b.Nguồn phát:

– Các vật ở nhiệt độ trên 3000oC đều phát ra tia tử ngoại.

– Mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại rất mạnh (9% năng lượng ánh sáng mặt trời)

– Hồ quang điện hay đèn thủy ngân.

[CHUẨN NHẤT] Tia tử ngoại được dùng để
Bước sóng của tia tử ngoại ngắn hơn bước sóng của ánh sáng chúng ta có thể nhìn thấy

c. Phân loại

– Tia tử ngoại được người ta lại chia thành 2 loại:

Xem thêm:  Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại lần gặp gỡ vầng trăng nơi thành phố (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

– Tia tử ngoại gần (bước sóng từ 380 đến 200 nm)

– Tia tử ngoại xa ( tử ngoại chân không) bước sóng 200 – 10 nm.

– Nếu như chúng ta chia tia cực tím dựa theo sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người thì có thể chia theo:

+ UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”

+ UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình

+ UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

2.Tác động của tia tử ngoại với cơ thể con người

Lợi ích:

– Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, trong đó vitamin D giúp cơ thể sử dụng phốt pho và canxi giúp làm cho xương và răng trở nên chắc khỏe hơn.

– Ngoài ra tia UV còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh về da như bệnh vảy nến giúp làm giảm triệu chứng.

– Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói.

– Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật cho ngấm vào kẽ nứt rồi chiếu tia tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.

Tác hại:

Tia từ ngoại là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da

Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại

Các tia UV có những mức năng lượng khác nhau sẽ gây ra những tác hại khác nhau đối với môi trường và sức khỏe con người như:

– Tia UVA (có bước sóng 380 – 315 nm): có thể xuyên qua tầng ozone có thể gây lão hóa da.

Xem thêm:  Viết đoạn văn về môn thể thao cầu lông bằng Tiếng Anh lớp 6 | Myphamthucuc.vn

– Tia UVB (có bước sóng 315 – 280 nm): một phần bị tầng ozone và khí quyển ngăn lại và 1 phần xuyên qua xuống bề mặt trái đất gây ra tình trạng say nắng, làm đen da và gây tổn thương cho da.

– Tia UVC ( có bước sóng 280 – 100 nm): Đây là tia có tác hại rất lớn đến con người gây ung thư da nhưng bị tầng ozone ngăn lại.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ  (EPA) thì chỉ số UV dao động từ 0-2 là thấp và chỉ số UV từ 8-10 có thể gây bỏng là 25 phút, còn nếu chỉ số từ 11 trở lên thì rất nguy hiểm có thể gây tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc 15 phút mà không được bảo vệ.

Tia tử ngoại có thể gây tai biến về mắt nếu như chúng ta không sử dụng đồ bảo hộ. Nếu đôi mắt chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.

Tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….Trong đó, các tác động chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là da sạm nắng, thoái hóa da,…

3.Tác động của tia cực tím đối với môi trường

Tia cực tím có bước sóng ngắn nên mang nguồn năng lượng lớn, tác động mạnh mẽ lên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.

Với tính chất này, tia cực tím được sử dụng phổ biến trong làm tiệt trùng nước, không khí,…

Xem thêm:  Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Ứng dụng tia cực tím tiệt trùng nước:

Điều kiện:

– Bức xạ cực tím có bước sóng trong khoảng 280 nm đến 200 nm. Nguồn hiệu điện thế phải ổn định. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 – 20%.

– Nước phải là nước trong, nếu là nước đục sẽ giảm tác dụng nên không hiệu quả.

– Đặt đèn cực tím ở bên dưới, độ sâu của nước chỉ khoảng 10-15cm, để nước chảy trong khoảng 10 – 30 giây.

– Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím này là không tác động đến mùi vị của nước, tuy nhiên lại không được bền và chỉ xử lý được với nước trong.

Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn trong không khí

[CHUẨN NHẤT] Tia tử ngoại được dùng để (ảnh 2)
Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn không khí

– Khử trùng bằng tia cực tím chúng ta có hai cách đó là khử khuẩn trực tiếp và khử khuẩn gián tiếp:

+ Khử khuẩn trực tiếp: Trường hợp này, đèn diệt khuẩn được treo ở độ cao cần thiết ở nơi làm việc và phải có đồ bảo hộ. Thông thường khử khuẩn trực tiếp được ứng dụng trong y học, phòng nghiên cứu, thí nghiệm,…

+ Khử khuẩn gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn được đặt với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Với đèn cực tím này thì lớp không khí phía trên sẽ được khử trùng. Và với hiện tượng đối lưu thì không khí trong phòng luôn dịch chuyển, dần dần toàn bộ không khí sẽ được khử trùng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập