[CHUẨN NHẤT] Nội dung chính của Hội nghị Ianta | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Nội dung chính của Hội nghị Ianta là gì?

Trả lời: 

Nội dung chính của hội nghị Ianta:

– Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

– Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Hội nghị Ianta nhé

1. Hoàn cảnh diễn ra Hội nghị Ianta

[CHUẨN NHẤT] Nội dung chính của Hội nghị Ianta

– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).

Hội nghị Ianta diễn ra ở đâu?

– Hội nghị Ianta được diễn ra tại Cung điện Livadia, thành phố Yalta, miền nam Ukraina. Hội nghị diễn ra rất căng thẳng và gay go. Bởi vì đây vốn dĩ là một cuộc Hội nghị nhằm đâu tranh quyết liệt để hình thành một trật tự thế giới mới, phân chi phạm vi, thành quả của chiến tranh giữa các cường quốc đóng vai trò then chốt trong chiến tranh. Hay nói cách khách, đây là một hợp tác quân sự nhằm giải quyết những bất đồng giữa 3 cường quốc, thắng các nước phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện. Sau đó đưa ra những chính sách đối với Đức và các nước được giải phóng.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 17 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

2. Nội dung hội nghị

Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:

– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

– Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.

+ Ở châu Á:

– Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

– Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.

– Bán đảo Triều Tiên: Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên, còn Liên Xô chiếm đóng phía Bắc. Trung Quóc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. 

– Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

[CHUẨN NHẤT] Nội dung chính của Hội nghị Ianta
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

Xem thêm:  Soạn sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX | Myphamthucuc.vn

Các vùng còn lại ở Châu Á: Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á vẫn  thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.

Như vậy, so với trật tự hệ thống Vecxai- Osinhtơn, Hội nghị Ianta giải quyết thỏa đáng hơn đối với các vấn đề quân sự, chính trị, lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh  với các nước thắng bại. Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh trật tự của Liên Hợp Quốc cũng tiến bộ hơn só với Hội Quốc Liên trước đây.

Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, những quyết định của Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, hay còn được gọi “Trật tự hai cực Ianta”

=> Ý nghĩa: những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

3. Mở rộng: So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai – Oasinhtơn

* Giống nhau:

– Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

– Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

– Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hiệp quốc).

* Khác nhau:

[CHUẨN NHẤT] Nội dung chính của Hội nghị Ianta
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập