[CHUẨN NHẤT] Đại học Đại Nam là trường công hay tư | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Đại học Đại Nam là trường công hay tư

Lời giải:

Đại học Đại Nam là trường tư thục. Đã từ lâu, quan niệm trường công, trường tư đã không còn nặng nề trong suy nghĩ và nhận thức của người miền Nam. 

1. Giới thiệu chung trường Đại học Đại Nam

– Tên trường: Đại học Đại Nam

– Tên tiếng Anh: Dai Nam University

– Mã trường: DDN

– Loại trường: Tư thục

– Loại hình đào tạo: Sau đại học – Đại học – Liên thông

– Lĩnh vực: Đa ngành

– Địa chỉ: Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

– Cơ sở đào tạo: 56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

– Điện thoại: (024) 35577799

– Email: dnu@dainam.edu.vn

– Website: http://dainam.edu.vn/

– Fanpage: https://www.facebook.com/DAINAM.EDU.VN

2. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Đại Nam được thành lập tại Hà Nội và hoạt động theo Quy chế trường đại học tư thục theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban đầu trường có 8 khoa đào tạo bao gồm các chuyên ngành như: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Quan hệ công chúng và truyền thông.

Năm 2013, trường mở thêm ngành Dược học (Dược sĩ Đại học).

Năm 2014, trường mở thêm hệ liên thông đại học chính quy ngành dược học.

Năm 2015, trường mở thêm ngành Luật kinh tế.

Xem thêm:  Bài 47. Đại não (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Năm 2016, trường lại mở thêm ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Năm 2019, trường mở thêm ngành Đông phương học (chuyên ngành Nhật bản học).

Ngày 20/11/2019 Trường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường và nhận chứng nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và trở thành trường đại học thứ 8 được công nhận theo bộ tiêu chuẩn đánh giá mới của Bộ GD&ĐT

Ngày 22/05/2020 Trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường đại học Đại Nam đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trình độ đại học. Khoa có liên kết hợp tác với Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, Các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam như: Công ty LG Electronics Việt Nam, Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam; Công ty Miso INC Korea…

3. Các ngành đào tạo, cấp bậc đào tạo.

Khối Sức khỏe 3 ngành gồm:

– Y khoa,

– Dược học,

– Điều dưỡng.

Khối Kinh tế có 6 ngành gồm:

– Tài chính ngân hàng,

– Kế toán,

– Quản trị kinh doanh,

– Luật kinh tế,

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

– Thương mại điện tử và kinh tế số.

Khối Kỹ thuật có 4 ngành:

– Công nghệ thông tin,

– Công nghệ kỹ thuật ô tô,

– Xây dựng,

– Kiến trúc.

Khối Khoa học Xã hội & Nhân văn có 5 ngành:

– Truyền thông (truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng),

– Ngôn ngữ Anh,

– Ngôn ngữ Trung Quốc,

– Ngôn ngữ Hàn Quốc.

– Ngôn ngữ Nhật Bản.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ( ngắn gọn nhất) | Myphamthucuc.vn

Hiện nay Trường Đại học Đại Nam đã có 5 ngành đào tạo trình độ sau đại học:

– Tài chính ngân hàng,

– Kế toán, 

– Quản lý kinh tế,

– Tổ chức quản lý Dược,

– Luật kinh tế.

4. Đại học Đại Nam là trường công hay tư

Đại học Đại Nam là trường tư thục. Đã từ lâu, quan niệm trường công, trường tư đã không còn nặng nề trong suy nghĩ và nhận thức của người miền Nam. Các thí sinh và phụ huynh ở khu vực phía Nam không nhất quyết phải vào học đại học ở các trường công lập. Điều họ quan tâm là chọn được trường đại học có ngành học phù hợp; chất lượng đào tạo thực chất, phù hợp với năng lực của bản thân; trường nào quan tâm dạy sinh viên có kiến thức tốt, ra trường có việc làm đảm bảo; học phí họ đóng tương xứng với những gì được nhận từ nhà trường…

[CHUẨN NHẤT] Đại học Đại Nam là trường công hay tư
SV Du lịch ĐH Đại Nam thực tập tại khách sạn thực hành 5 sao Rosamia – Đà Nẵng của trường.

Thực tế cho thấy, đây cũng là xu hướng tất yếu bởi trên thế giới hiện nay hệ thống các trường tư thục thường tốt hơn trường công về mọi mặt.

Tại miền Bắc, khi các trường đại học tư thục chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người dân cũng dần thay đổi quan niệm và có cái nhìn đúng đắn, công bằng hơn với các trường tư thục.

Trong quá trình lựa chọn trường đại học, nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng học trường tư không được học các thầy cô giỏi như ở trường công. Khảo sát tại những trường đại học ngoài công lập như:  ĐH Đại Nam, ĐH FPT, ĐH Thăng Long… các trường đều có số lượng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng chọn lọc, được mời từ các trường công Top đầu như: ĐH Dược Hà Nội; ĐH Ngoại thương; ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH QGHN…

Xem thêm:  Tập đọc nhạc số 2 bài Trở về Su-ri-en-to | Myphamthucuc.vn

Đặc biệt với môn ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn …), môn học chìa khóa cho sinh viên ra trường hội nhập quốc tế và có một công việc thu nhập cao thì ở các trường tư thục là một thế mạnh. Các trường không tiếc kinh phí để mời giảng viên người bản sứ đến giảng dạy tại trường nhằm giúp sinh viên nhanh tiếp nhận và đạt chất lượng đào tạo tốt nhất.

Chưa kể các trường tư hiện nay có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài nên 100% đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường được chọn lựa kĩ càng và thấm nhuần tinh thần coi sinh viên là khách hàng để phục vụ đào tạo giống như tuyên ngôn của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam “việc gì có hại đến người học dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm; việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức…”

Điều đáng nói, các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay không còn quan trọng bằng trường công hay trường tư. Với họ, bằng cấp chỉ là giấy thông hành để bạn được vào phỏng vấn xin việc. Nếu bạn làm việc được, tấm bằng ấy có giá trị. Ngược lại, bạn không làm được việc, tấm bằng ấy vô nghĩa.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập