Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Viếng lăng Bác (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Viếng lăng Bác. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” – Bài mẫu 1

Mở bài:

“Viếng lăng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động ở khổ thơ 3 và 4 của bài thơ.

Thân bài:

Bài thơ biểu đạt trọn vẹn dòng chảy cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. Từ xa, tác giả trông thấy “hàng tre bát ngát”, đến lúc lại gần, nhìn thấy từng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ vừa tự hào, mừng rỡ, xen lẫn cảm xúc nghẹn ngào, xót đau. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh thơ đã diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.

Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của Người. Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Theo nghĩa thực, “trời xanh” là hình ảnh của sự vĩ đại, bất tận và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là sự khẳng định và tin tưởng Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.

Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. “Nhói” bộc lộ trực tiếp nỗi đau thương, quặn thắt trong lòng. Tác giả tự cảm thấy đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Cuộc viếng thăm ngắn ngủi không thỏa lòng nhớ mong, thế nên, nhà thơ mãi luyến lưu, bịn rịn, thảng thốt “thương trào nước mắt” khi nghĩ đến giây phút rời xa: “Mai về miền Nam”.

Bốn tiếng “mai về miền Nam” vang lên nghẹn ngào, tha thiết như một lời giã biệt. “Thương trào nước mắt” thể hiện tình yêu thương bao la dành cho lãnh tụ kính yêu. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác trên khắp mọi miền đất nước. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm khát khao, mong mỏi được hoá thân thành một phần thiêng liêng, mãi ở lại bên Bác của nhà thơ.

Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. “Cây tre trung hiếu” hay cũng chính là tấm lòng chung thủy, sắt son của nhà thơ đối với dân tộc, là lời hứa với Bác, nguyện đem sức lực và tính mệnh để gìn giữ nền hoà bình của dân tộc như lúc sinh thời Bá đã dặn dò. Chủ thể “con” ở đầu bài thơ đến đây không xuất hiện thẻ hiện nữa. Điều đó khẳng định ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

Xem thêm:  Phân tích và so sánh hình ảnh trăng qua các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Liên hệ:

Trước sự ra đi của Bác, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nghẹn ngào viết nên những dòng thơ thấm đẫm nước mắt:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(Bác ơi!)

Lý tưởng của Người như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời cao, tấm lòng của người dành cho nhân dân như vầng trăng hiền diệu lung linh trong đêm tối của dân tộc, trái tim ấm áp tình yêu thương của Người dành trọn cho dân tộc, cả cuộc đời chưa từng mong cầu cho bản thân. Sự ra đi của bác bởi thế, là sự mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi của cả dân tộc. Lời thơ của Tố Hữu vang vọng như là tiếng khóc tiễn biệt, mang ý nghĩa như một bài điếu văn rất cảm động, vừa ca ngợi lòng yêu nước thương dân bao la của Bác Hồ, vừa biểu lộ lòng tiếc thương, ghi nhớ công ơn to lớn của lãnh tụ.

Kết bài:

Với giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện sâu sắc tinh cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” – Bài mẫu 2

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Câu thơ mở đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã “đi xa “nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, “hàng tre xanh xanh”… “đứng thẳng hàng” ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao… Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: “Mặt trời chân lí chói qua tim “( Từ ấy – Tố Hữu). “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ở đây “mặt trời… rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân “.Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập.

Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta – nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”… đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”… Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ “thương trào nước mắt”. Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm “con chim hót”, làm “đóa hoa tỏa hương”, làm “cây tre trung hiếu” để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ “muốn làm” như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xem thêm:  Mở bài gián tiếp tả cây phượng ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”

(Bác ơi – Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành”cây tre trung hiếu”của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

“Cây tre trung hiếu” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ “Viếng lăng Bác” – Bài mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già kính yêu, là vị vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình để ra đi tìm con đường cứu nước, Người lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, Người có phẩm chất đạo đức cao quý, có trí tuệ hơn người; thơ văn ca ngợi về Người nhiều đến nỗi dùng CPU Dual – core cũng khó mà thống kê hết được. Trong số những án thơ chất chồng ấy có một bài “VLB” của nhà thơ VP đã lấy đi bao nước mắt của độc giả khi thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như của mọi người được vinh dự vào lăng viếng Bác. Cao trào cảm xúc của bài thơ nằm ở khổ 3 và 4 là thời điểm khi tg vào lăng ngắm nhìn bác sau đó lại phải rời xa người. Đau thương, tiếc nuối, bị kìm nén nghẹn uất tuôn trào như dung nham núi lửa biến tình yêu và lòng thành kính nhanh chóng trở thành ước nguyện hóa thân nhỏ bé nhưng cao quý

Bác nằm trong giất ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này​

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở An Giang là một cây bút hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong cả hai thời kì cách mạng chống Pháp và Mĩ. Bài thơ “Viếng lăng bác” được sáng tác vào tháng 4/1947 một năm sau khi khan chiến chống mĩ thành công tháng lợi, lăng của chủ tịch HCM cũng vừa được khánh thành Viễn Phương được vinh dự đến viếng lăng Người nên đã cảm tác ra bài thơ.

Mạch cảm xúc của bài thơ sắp xếp theo trình tự thời gian – không gian hợp lý, mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng bác – chiếm trọn nội dung của hai khổ thơ đầu. Hai khổ thơ tiếp theo – khổ 3 và 4 là điểm nhấn chủ đạo giúp nhà thơ bộc lộc được những suy nghĩ xúc cảm mãnh liệt dành cho bác.

Vậy những suy nghĩ xúc cảm mãnh liệt ấy là gì, mà lại mang màu chủ đạo cho “VLB” lấy đi nước mắt của bao bạn đọc?

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền​

Tác giả bước vào trong lăng nhìn ngắm bác an tĩnh trong “giấc ngủ nghìn thu”, dưới ánh đèn vàng nhạt như một “vầng trăng sáng”.. Đọc đến đây mà lòng người thương tiếc thổn thức khôn nguôi

Thương là yêu kính, là quý trọng cả cuộc đời cao thượng vĩ đại của Bác đã dành hết cho dân cho nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc:

Bác để tình thương cho chúng con

Xem thêm:  Một bếp điện loại 220V | Myphamthucuc.vn

Một đời thanh bạch chẳng vàng son 

Mênh mông áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

(Bác ơi! – Tố Hữu)​

Thương là xót xa vì nỗi đâu mất đi người cha già kính yêu, nỗi đau đấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc cảu nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất khi:

Suốt mấy đêm dài đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa

(Bác ơi! -Tố Hữu)​

Nhìn dáng vẻ bác ngủ ta lại nhớ đến những đêm không ngủ của bác

Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạnh Bác đã từng:

“Một canh.. hai canh.. lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”

(trích “Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh)​

Hay những đêm ở chiến khu Việt Bắc bộn bề công việc:

“.. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

(trích “cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)​

Nỗi lo cho dân cho nước của bác không phải chỉ là một đêm hai đêm mà là cả một đời người. Thời gian của bác, bác cống hiến cho cuộc chiến giành độc lập tự do tổ quốc ngay cả khi nghe tin anh chị mình qua đời vì hoàn cảnh kháng chiến mà bác không thể về chịu tang được. Bác hi sinh tình nhà vì phải lo việc nước huống chi những đem thức trắng không tính là bao. Nhưng giờ thì ổn rồi, nhìn bác an giấc như vậy chẳng bận lo phiền hà, bình yên như mộng ảo.. những giấc mộng êm đẹp nào cũng sớm tàn, Viễn Phương choàng tỉnh đối mặt với thực tại đau đớn, vẫn biết bác là vĩnh hằng tròn lòng nhân dân Việt Nam là “trời cao” xanh thẳng “mãi mãi” trường tồn, nhưng vẫn không thể phủ nhận sự thật bẽ bàng là Bác đã ra đi. Tôn kính, yêu quý pha lẫn đau đớn, tiếc nuối đè nén làm  dồn hết tâm tư vào câu cảm thán: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Ta như cảm nhận được con tim co thoắt đau “nhói” vì mất mát lớn lao không chỉ của tác giả mà là của bao người khi tưởng nhó đến bác.

Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này​

Điệp ngữ “muốn làm” đượcc lặp lại ba lần và đảo lên đầu câu thơ thể hiện ước nguyện cháy bỏng cua nhà thơ muốn được hóa thân thành những điều nhỏ bé như con chim, đóa hoa, cây tre để được ở bên cạnh Bác dài lâu.

Tâm nguyện được hóa thành hành động cụ thể khắc họa rõ tấm lòng, tình cảm sâu sắc dành cho bác của nhà thơ. Viễn Phương biết rằng dù là lưu luyến không muốn rời, muốn mãi mãi ở bên cạnh Bác nhưng tới cuối cùng ông cũng phải quay về miền Nam, vậy nên cách duy nhất để được ở bên bác dài lâu chính là hóa thân thành những sự vật bên lăng Người.

Tình yêu tác giả giành cho bác thiên liêng và thành kính đến vậy càng làm cho tôi suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trước lời dạy bảo của bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc nam châu hay không.. một phần lớn là nhờ vào công lao học tập của các cháu..”. Viễn Phương yên kính bác chân thành thể hiện bằng ước nguyện hóa thân, thế hệ trẻ tương lai – người nắm giữ vận mệnh của đất nước, yên kính bác chân thành phải thể hiện được bằng hành động ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan bác hồ, để sau này có thể góp một phần trí tuệ, sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà.

Nhiều hình ảnh so sánh ẩn dụ độc đáo, sử dụng câu thơ cảm thán điệp từ, điệp cấu trúc câu, kết hợp với ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm xây dựng hình ảnh thơ đầy sáng tạo, giọng điệu trang nghiêm sâu lắng pha lẫn đau xót tự hào. Khổ ba và bốn là điểm nhấn chủ đạo giúp cho bài thơ “Viếng lăng Bác” mang chiều sâu khác biệt, đem tên tuổi của tác giả lên một tầm cao mới, đồng thời chấm một nét son chói lọi cho nền văn học hiện đại Việt Nam

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Viếng lăng Bác do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập