Bộ đề Tất cả đều là chuyện nhỏ đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Bộ đề Tất cả đều là chuyện nhỏ đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Tất cả đều là chuyện nhỏ đọc hiểu đầy đủ nhất.

Tất cả đều là chuyện nhỏ đọc hiểu – Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:

Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Xem thêm:  Bài 6. Thực hành biểu diễn vật thể – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận

Câu 2: Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Câu 3:

“Thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” có thể hiểu là: tạo điều kiện cho người đối diện thể hiện quan điểm của họ, sau đó bản thân mới trình bày quan điểm của cá nhân mình bằng lý trí.

Câu 4: 

“Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” là một lời khuyên có ý nghĩa và đúng đắn đối với mỗi người.

Bởi:

– Chứng tỏ bạn đã biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết dùng lý trí để xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.

– Khẳng định bản thân là người ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình.

Câu 5. 

* Yêu cầu về hình thức:

– Đảm bảo bố cục đoạn văn 200 chữ: câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

– Trình bày câu văn mạch lạc, lập luận rõ ràng, sáng nghĩa

* Yêu cầu về nội dung:

– Giải thích:

+ Tôn trọng là gì?

+ Quan điểm là gì?

+ Tôn trọng quan điểm của người khác là gì?

=> Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

– Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:

+ Là cách ta thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người.

+ Giúp cho người đối thoại với ta có thêm sự tự tin, lạc quan hơn, giảm thể hiện bản thân trước mọi người.

+ Giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là một cách giúp bản thân ta thấy tự tin và dễ dàng tìm được cách để mình làm rõ, đồng thời tiến hành trao đổi đưa ra được phương thức tốt nhất.

+ Tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

– Khi thiếu tôn trọng người khác thì:

+ Ta có thể tỏ ra ngạo mạn, coi thường hay xa lánh người khác.

+ Thiếu tôn trọng nhau sẽ dẫn đến thiếu thiện cảm khiến mối quan hệ dần trở nên xa lạ, bất hòa, mâu thuẫn, thậm chí là xung đột, để rồi khiến ai đó tổn thương.

Xem thêm:  Lý thuyết GDCD 11: Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh | Myphamthucuc.vn

– Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm.

– Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

– Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Tất cả đều là chuyện nhỏ đọc hiểu – Đề số 2

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá

Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau.

Việc tỏ ra mình là người luôn đúng – nghĩa là người khác sai – sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.

Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

(Richard Carlson – Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc tỏ ra mình là người luôn đúng. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo anh (chị) việc bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai là đúng hay sai? (0,5 điểm)

Xem thêm:  Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương. | Myphamthucuc.vn

Câu 3. Chúng ta cần làm gì để được người khác lắng nghe và công nhận? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng việc khẳng định mình luôn đúng và mình muốn được hạnh phúc thường không đi cùng nhau không? Vì sao? (1,0 điểm)

Lời giải

Câu 1: Tác hại của việc tỏ ra mình là người luôn đúng là:

– Tạo ra tâm thế sẵn sàng tranh cãi với người khác

– Đầu óc tốn rất nhiều năng lượng

– Sao nhãng với cuộc sống xung quanh

Câu 2: Học sinh có thể lập luận theo nhiều quan điểm khác nhau, song cần làm rõ được các ý:

– Việc bảo vệ quan điểm của mình là đúng. Bởi đó là cách để khẳng định bản thân và cần thiết phải giữ vững lập trường, suy nghĩ của mình.

– Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cho rằng mình luôn đúng và người khác đã sai. Bởi vì sự đánh giá của mình về chính mình và người khác là sự đánh giá phiến diện. 

– Cho nên không nhất thiết trong mọi trường hợp cần bảo vệ quan điểm của mình và cố gắng chỉ ra người khác đã sai.

Câu 3: Để được người khác lắng nghe và công nhận, chúng ta cần:

– Học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ người khác

– Từ bỏ thói quen phản đối người khác. Thay vào đó, hãy khéo léo chỉ ra chỗ sai của người khác để họ vui lòng sửa lỗi.

Câu 4: Học sinh có thể đưa ra kiến giải riêng của mình và lập luận thuyết phục. Song cần làm rõ được các ý:

– Việc khẳng định mình luôn đúng là thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại không nên có trong giao tiếp.

– Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi chúng ta đạt được ước mơ trong cuộc sống.

– Việc khẳng định mình luôn đúng không thể đem lại hạnh phúc cho con người bởi vì:

+ Tâm lí hiếu thắng có thể đem lại cho bạn cảm giác hãnh diện vui sướng nhất thời. Nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị ghen ghét, xa lánh.

+ Bản thân mình không lắng nghe và nhận thấy lỗi sai của mình.

+ Khiến cho người khác thấy bực bội, không muốn lại gần

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập