Bản tường trình sự lan tỏa của chất | Myphamthucuc.vn

Lý thuyết về chất

1. Đơn chất

– Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

– Cấu tạo đơn chất:

+ Kim loại được sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.

+ Phi kim thường kiên kết hai nguyên tử với nhau.

2. Hợp chất

– Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

– Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định.

3. Phân tử

– Phân tử là những hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thực hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

4. Trạng thái của chất

– Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tùy điều kiện, một chất có thể thấy ở ba trạng thái: rắn lỏng , khí (hay hơi), ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau.

Tiến hành thí nghiệm sự lan tỏa của chất

Thí nghiệm 1: Sự lan toả của amoniac :

– Thử trước để thấy amoniac làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.

– Bỏ một mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông được tẩm dung dịch amoniac (từ dung dịch này, khí amoniac sẽ bay ra), đây ống nghiệm. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím.

Xem thêm:  Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn

Thí nghiệm 2 : Sự lan toả của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước : 

Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết. Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước (2). Lần này cho từ từ, rơi từng mảnh. Để cốc nước (2) lặng yên, không khuấy hay động vào. Quan sát sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím (càng chờ lâu, kết quả càng rõ). So sánh màu của nước trong hai cốc.

Bản tường trình Sự lan tỏa các chất

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………..

Lớp     : ……………………………………………………………………………………..

 Bản tường trình Hóa học 8 Bài thực hành Sự lan tỏa các chất

Phần I. Phần đánh giá

Nhận xét

Điểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình (3đ)

Chuẩn bị dụng dụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

 

 

 

 

 

Phần II. Nội dung thí nghiệm

1. Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

* Dụng cụ hóa chất: 

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, nút cao su, giá để ống nghiệm
  • Hóa chất: amoniac, quỳ tím tẩm nước, bông thấm dung dịch amoniac.

* Cách tiến hành: 

  • Thử tính chất của NH3 với giấy quỳ tím ẩm trước (NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh)
  • Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút bông có được tẩm dung dịch amoniac. Đậy ống nghiệm.

– Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh

Xem thêm:  Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? | Myphamthucuc.vn

– Giải thích: Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

2. Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước.

* Dụng cụ hóa chất: 

– Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh

– Hóa chất: nước, kalipenmanganat (thuốc tím)

* Cách tiến hành:

– Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.

– Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.

– Quan sát sự đổi màu của nước ở những chõ có thuốc tím. So sánh màu nước hai cốc.

* Hiện tượng:

– Ở cốc 1: Sau khi dùng đũa thủy tinh khuấy đều, nước trong cốc có màu tím.

– Ở cốc 2: Khi thả từng chút thuốc tím xuống cốc nước, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.

* Giải thích: 

– Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc nước có màu tím.

– Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập