/tmp/epdjx.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 1 (trang 193 sgk Văn 11 Tập 1):
Các mâu thuẫn cơ bản
– Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Lê Tương Dực với nhân dân đang cực khổ vì sưu thuế
– Mâu thuẫn giữa nhân dân với người nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật, giữa khát vọng nghệ thuật với thực tế không thuận chiều
– Vũ Như Tô tích cực xây dựng Cửu trùng đài làm cho mâu thuẫn tăng lên, gay gắt thêm vì nhân dân là người chịu khổ
– Cách giải quyết mà người dân chọn ở đây là nổi dậy đốt Cửu trùng đài, giết Vũ Như Tô
Câu 2 (trang 193 sgk Văn 11 Tập 1):
∗ Tính cách và tâm trạng nhân vật Vũ Như Tô
a. Tính cách
– Là người nghệ sĩ khát khao sáng tạo cái đẹp, một thiên tài ngàn năm có một
– Mang nhân cách một người nghệ sĩ, có oài bão lớn, lí tưởng nghệ thuật cao cả
– Tuy nhiên lại quá đắm say trong đam mê sáng tạo mà quên đi nó không phù hợp với thực tế
b. Tâm trạng
– Tâm trạng bi kịch đày căng thẳng khi ông phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội?
– Đau đớn, bàng hoàng thất vọng khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
→Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là người hiền tài.
∗ Tính cách và tâm trạng nhân vật Đam Thiềm
a. Tính cách:
– Là người đam mê cái tài, tôn thớ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô)
– Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô
b. Tâm trạng.
– Đau đớn nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài
– Nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn
– Đau đớn khi không cứu được Vũ Như Tô
– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong máu và nước mắt
→Đan Thiềm xứng đáng là tri kỉ của Vũ Như Tô, tuy rằng hiều đời, hiểu người hơn Vũ Như Tô song vẫn lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn.
Câu 3 (trang 193 sgk Văn 11 Tập 1):
– Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý muôn đời là lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát, thế hiện ở đoạn cuối của vở kịch:
+ Khát vọng nghệ thuật của ông là chính đáng nhưng nó đã đặt lầm chỗ lầm thời, xa rời thực tế
+ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch trong say mê, khát vọng và trong cả suy nghĩ hành động:
• ông không cho việc xây đài là tội ác, đến khi có loạn ông vẫn không trốn vì vẫn tin động cơ làm việc quang minh chính đại của mình, hi vọng thuyết phục được kẻ cầm đầu bọn nổi loạn
• sự thực tàn nhẫn không như ảo tưởng: Đam Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt thì ông mới bừng tỉnh trong đau đớn kinh hoàng
• tiếng kêu của ông vang lên hòa nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng
– Những câu hỏi không có đáp án: Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng
– Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí
Câu 4 (trang 193 sgk Văn 11 Tập 1):
– Khắc họa hình tượng nhân vật
– Chú trọng thể hiện tính cách diễn biến tâm trạng nhân vật: Đam Thiềm, Vũ Như Tô góp→ phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm
– Xây dựng các mâu thuẫn kịch tính
– Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để thể hiện tâm trạng, khắc họa tính cách, dẫn dắt đẩy xung đột kịch đến cao trào
– Qua lời tựa, ta thấy, tác giả đã công khai, chân thành bày tỏ nối niềm boăn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô là phải, Cửu Trùng Đài bị phá, nên mừng hay nên tiếc.
– Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào
– Nhà văn khẳng định “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”. Nghĩa là tác giả khẳng định giữa mình với Đan Thiềm có sự đồng điệu.
– Với lời tựa như vậy, ta thấy rằng từ trong ý đồ nghệ thuật cho đến việc thể hiện ý đồ ấy, nàh văn đã tạo một suy tư lơ lửng, quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân.
– Việc giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn này phải nhờ vào sự giác ngộ của nghệ sĩ và nhân dân.