Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) ngắn nhất


Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Xem thêm Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Bố cục:

Câu 1 (trang 51 sgk Văn 9 Tập 1):

Bố cục 3 phần

– Phần1 (từ đầu đến của mình): hoàn cảnh xa chồng vì chiến tranh của Vũ Nương và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.

– Phần 2 (tiếp đến đã qua): nỗi oan khuất về cái chết bi thảm của người con gái Nam Xương.

– Phần 3 (còn lại): Ước mơ nghìn đời của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2 (trang 51 sgk Văn 9 Tập 1):

Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều tình huống cụ thể trong cuộc sống: Ngay từ đầu tác phẩm Vũ Nương được miêu tả là một người con gái dung hạnh vẹn toàn.

– Khi bước vào cuộc sống gia đình: nàng luôn giữ gìn khuôn phéo, là một người vợ hiền, gia đình chưa từng xảy ra bất hòa.

– Khi chồng đi lính:

   + Cầu mong hai chữ bình yên.

   + Thấu hiểu gian lao mà chồng phải đối mặt.

   + Nỗi nhớ mong chồng nơi phương xa.

– Khi chồng đi vắng:

   + Nàng phải thay chồng lo toan, ghánh vác mọi công việctrong gia đình, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già.

Xem thêm:  Ông đồ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

   + Khi mẹ chồng ốm: thuốc thang, dùng lời nói khuyên lơn, ngọt ngào.

   + Khi mẹ chồng mất: lo toan tế lễ ma chay.

   + Nổi bật nhất là đức hạnh thủy chung, trong sáng một lòng chờ đợi và thương nhớ chồng.

– Khi bị chồng nghi oan:

   + Thành tâm giải thích cầu xin chồng đừng nghi oan → hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

   + Tìm đến cái chết để giửa sạch nỗi oan ở bến sống Hoàng Giang.

→ Một chuỗi những bi kịch ngang trái.

– Xuống thủy cung:

   + Đau đớn, day dứt bởi nỗi đau nơi trần thế.

   + Nặng lòng với quê hương, gia đình.

⇒ Vũ Nương là là một người con gái xinh đẹp, nết na, hiền thục, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng vì gia đình.

Câu 3 (trang 51 sgk Văn 9 Tập 1):

* Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất do:

– Nguyên nhân trực tiếp: do người chồng đa nghi, vô học, chỉ vì vài câu nói ngây thơ của đứa con nhỏ, Trương sinh đã kết tội vợ “thất tiết” rồi mắng nhiếc, đuổi nàng đi.

– Nguyên nhân gián tiếp:

   + Do cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.

   + Do chiến tranh phong kiến gây nên: hoàn cảnh xa cách dễ gây nên những hiểu lầm đáng tiếc.

   + Do xã hội phong kiến bam quyền thối nát đã đối xử bất công với người phụ nữ.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ năm 2021

* Thân phận của người phụ nữ bé mọn, đáng thương, cuộc đời mong manh, bất trắc, họ dễ dàng bị tước đoạt nhân phẩm và quyền sống.

Câu 4 (trang 51 sgk Văn 9 Tập 1):

– Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện: Rất tự nhiên, bất ngờ: xoay quanh chiếc bóng và câu nói ngây thơ của bé Đản.

→ Tác dụng:

   + Làm cho câu chuyện hiện lên với tất cả sự bi thảm của cuộc đời người phụ nữ.

   + Làm cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn.

– Lời trần thuật và lời đối thoại trong truyện: Khá nhiều, mật độ đối thoại ở các nhân vật khác nhau, được sắp xếp hợp lí thể hiện rõ tâm lí và tính cách nhân vật:

   + Bà mẹ chồng là một người nhân hậu, từng trải.

   + Vũ Nương là một người chân thành, dịu dàng, thủy chung, tình nghĩa.

   + Trương Sinh là một kẻ vô học, đa nghi.

   + Bé Đản là một người hồn nhiên, thật thà, ngây thơ.

Câu 5 (trang 51 sgk Văn 9 Tập 1):

* Những yếu tố kì ảo trong truyện:

– Phan Lang nằm mộng, thả rùa mai xanh.

– Phan Lang gặp nạn được cứu, lạc vào động rùa. Phan lang được đãi yến tiệc và gặp lại Vũ Nương.

– Vũ Nương hiện về trong khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang.

* Tác dụng:

– Nội dung:

   + Hoàn thiện vẻ đẹp của Vũ Nương.

Xem thêm:  Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ngắn nhất

   + Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.

– Nghệ thuật: Tạo nên màu sắc truyền kỳ cho tác phẩm.

Nhận xét – Ý nghĩa

Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đồng thời khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu