/tmp/bkeqp.jpg Vi hành - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Giáo dục trung học Đồng Nai

Vi hành – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Vi hành – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Vi hành Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Vi hành trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Vi hành

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi-e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc “vi hành” mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

B. Đôi nét về tác phẩm Vi hành

1. Tác giả

– Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sinh ngày 19 – 5 – 1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

– Người học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

– Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

– Ngày 3 – 2 – 1930, Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

– Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng trong nước

– Tháng 8 – 1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9 – 1943.

– Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

Xem thêm:  Hồi trống Cổ Thành - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Ngày 2 – 9 – 1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Người từ trần ngày 2 – 9 – 1969, tại Hà Nội.

– Quan điểm sáng tác:

+ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: Mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.

+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

+ Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

– Các tác phẩm văn học tiêu biểu:

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ như Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước,…

+ Truyện và kí viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu,…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ

– Phong cách nghệ thuật:

+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

  • Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
  • Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
  • Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

+ Tính thống nhất:

  • Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị.
  • Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau.
  • Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai.

⇒ Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế. Đồng thời Người cũng là một nhà thơ, nhà văn tài năng và đầy sáng tạo. Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá.

Xem thêm:  Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19 – 2 – 1923.

– Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây.

b. Thể loại: Truyện ngắn.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

d. Ý nghĩa nhan đề

Vi hành tiếng Pháp là “Incognito” nghĩa là: ngầm, bí mật không công khai.

– Dịch giả Huy Thông chọn từ Hán Việt vi hành: Ngày xưa các nhà vua thường cải trang đi lên, tìm hiểu dân chúng.

– Vua Khải Định vi hành: Đi lén để thỏa thích ăn chơi phục vụ nhu cầu cá nhân. → Nhằm châm biếm, mỉa mai.

e. Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến …cũng “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

– Phần 2 (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

f. Giá trị nội dung:

– Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân.

– Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.

– Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước.

– Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.

⇒ Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ.

g. Giá trị nghệ thuật

– Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.

– Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

– Tình huống truyện độc đáo.

– Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

C. Sơ đồ tư duy Vi hành

Vi hành - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Vi hành

1. Tạo tình huống nhầm lẫn

– Nhầm lẫn vô tình của người dân Pháp (nhầm lẫn nhân vật tôi và vua Khải Định của đôi thanh niên Pháp):

+ Tình huống nhầm lẫn này có hiệu quả thuyết phục cao: miêu tả vua Khải Định trong không khí hài hước rất tự nhiên, dân chủ khi cái nhìn về nhân vật xuất phát từ những người dân sống trên đất nước văn minh, dân chủ; giữ được thái độ khách quan, tránh hạ bệ một cách cần thiết và không cần cho nhân vật xuất hiện mà vẫn khắc họa được rõ nét chân dung nhân vật

Xem thêm:  Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi ngắn nhất

+ Đồng thời vạch trần bộ mặt thật của vua xứ An Nam – một ông vua bù nhìn, sang Pháp chỉ vì lợi ích cá nhân thấp hèn, một ông vua lố lăng, kệch cỡm; không xứng đáng đại diện cho quyền lợi của nhân dân.

– Nhầm lẫn cố tình của chính phủ Pháp (nhầm tất cả những người da vàng trên đất Pháp là vua Khải Định):

+ Hạ bệ vua Khải Định bằng hình thức lố bịch hóa khách quan mà rất sinh động, ấn tượng từ nhiều góc cạnh

+ Chế giễu hành động thi hành công vụ chặt chẽ mà ngớ ngẩn của mật thám Pháp; lên án chế độ thuộc địa của thực dân Pháp – một nước tự xưng là mẫu quốc, một nước lớn dân chủ, văn minh mà lại quá hèn hạ, đê tiện.

2. Dùng hình thức viết thư

– Hình thức viết thư như một lời trao đổi với người thân, đem đến cho tác phẩm nhiều hiệu quả độc đáo:

+ Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.

+ Tạo niềm tin cho độc giả về việc đây là một câu chuyện có thật, không phải do hư cấu mà ra…

3. Nghệ thuật trào phúng

– Kết hợp chặt chẽ giọng văn hài hước, mỉa mai với lối chơi chữ tạo không khí dí dỏm, nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc, tăng thêm sức thuyết phục cho tác phẩm.

– Xây dựng những mâu thuẫn gây cười nhằm tố cáo mạnh mẽ.

+ Trong hình tượng vua Khải Định: Hình ảnh thiên tử với mục đích vi hành tốt đẹp >< một tên hề với hành động lố lăng bừa bãi, một con rối trong tay thực dân Pháp.

+ Trong hình ảnh thực dân Pháp: Khai hóa văn minh, tự do dân chủ >< thi hành chính sách vô cùng tàn nhẫn với nhân dân thuộc địa, thực hiện theo dõi sát sao những người dân Việt trên đất nước Pháp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu