Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi ngắn nhất


Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 2): Nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại bởi:

– Cuối thế kỉ XIV, đất nước ta lâm vào tình trạng hết sức rối ren, nhà Hồ lật đổ nhà Trần, quân Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày gian khó đầu tiên. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh, giúp Lê Lợi và quân khởi nghĩa giành chiến thắng trước kẻ thù hung bạo, bảo vệ chủ quyền non sông.

– Khi đất nước thái bình Nguyễn Trãi trở thành một bậc đại trung thần, một mực cống hiến cho đất nước, trung thành với đế vương cho đến khi phải chịu án oan Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi là tấm gương sáng ngời về khí tiết, lòng trung quân ái quốc cho ngàn đời sau noi theo.

Câu 2 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Một số tác phẩm tiêu biểu: Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại cáo Bình Ngô, Cảnh ngày hè, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Tùng, Tái dụ Vương Thông thư, … .

Xem thêm:  Tả ngôi nhà của em năm 2021

   + Cảnh ngày hè: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước và tấm lòng ưu dân ái quốc, mong cho đất nước thái bình, nhân dân no ấm của Nguyễn Trãi.

   + Dục Thúy Sơn: Vừa là dòng cảm xúc trước cảnh đẹp núi Dục Thúy qua đó bày tỏ tình yêu của nhà thơ đối với thắng cảnh đất nước, đồng thời còn là nỗi niềm hoài cổ, tâm trạng ngậm ngùi khi nhớ về các bậc danh nhân đời trước.

   + Tái dụ Vương Thông Thư: là một trong những bức thư do Nguyễn Trãi soạn thảo để gửi Vương Thông – tướng giặc, trong sự nghiệp phò giúp Lê Lợi đánh quân Minh.

Câu 3 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 2):

Hai câu cuối bài thơ “Cảnh ngày hè”

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

   + Ngu cầm: điển cố điển tích gắn liền với triều đại vua Nghiêu vua Thuấn ở Trung Hoa, được đời đời ca tụng như một triều đại lý tưởng, đẹp đẽ. Thời ấy có cây đàn gọi là Ngu cầm (ngu nghĩa là vui vẻ, no đủ).

   + Hai câu thơ thể hiện tấc lòng ưu dân, Nguyễn Trãi hết sức vui mừng khi có thể nhìn ngắm cảnh dân chúng nơi nơi no ấm đủ đầy.

Câu 4 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 2):

– Về mặt nội dung: Tác phẩm của ông dung hòa hai nguồn cảm hứng lớn là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Lòng yêu nước ngắn nhất

– Về mặt nghệ thuật: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học nước nhà với sáng tác bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp.

Nhận xét – Ý nghĩa

Học sinh có thêm kiến thức về danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử quan trọng của dân tộc là Nguyễn Trãi đồng thời phải có thái độ kính trọng, biết ơn với một nhân vật toàn tài hiếm có của dân tộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu