/tmp/wrrbo.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ý nghĩa của văn chương Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Ý nghĩa của văn chương trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Với hệ thống luận điểm phong phú, cụ thể, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, bài văn đã làm sáng tỏ công dụng và ý nghĩa của văn chương.
1. Tác giả
– Hoài Thanh (1909-1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.
– Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.
– Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
– Năm 2000, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
– Tác phẩm nổi tiếng: “Thi nhân Việt Nam” (1942)
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và Hoàn cảnh sáng tác
– Viết năm 1936, in trong tập “Văn chương và hành động”, sau này Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội đã đưa văn bản vào trong cuốn “Bình luận văn chương”, xuất bản năm 1998.
– Văn bản có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
b, Bố cục
– 3 phần
+ Phần 1: Đặt vấn đề: Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc của văn chương.
+ Phần 2: Giải quyết vấn đề: Tiếp đến “quá đáng”: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
+ Phần 3: Kết thúc vấn đề: Còn lại: Khẳng định giá trị của văn chương.
c, Phương thức biểu đạt
– Nghị luận
d, Thể loại
– Nghị luận văn chương.
e, Giá trị nội dung
– Nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.
– Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh sự sống và sáng tạo ra sự sống
– Công dụng: Bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người; giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.
– Giá trị: quan trọng, không thể thiếu văn chương trong cuộc sống của con người.
f, Giá trị nghệ thuật
– Lời văn giàu hình ảnh, kết hợp lí lẽ, cảm xúc.
– Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục.
– Cách nêu dẫn chứng đa dạng.
1. Nguồn gốc của văn chương
– Tác giả mở đầu văn bản bằng cách mượn câu chuyện đời xưa như một hình thức dụ ngôn để đặt ra vấn đề nguồn gốc của văn chương: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”.
→ Cách vào đề rất tự nhiên, mềm mại, tinh tế và tài hoa, phản ánh rõ nét phong cách phê bình của Hoài Thanh.
– Theo tác giả, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.
⇒ Đặt vấn đề rất đúng, sâu sắc vừa có lí, có tình.
– Việc dùng hai từ “cốt yếu” để cho người đọc thấy rõ nguồn gốc chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Để có một tác phẩm văn chương có giá trị thì cần có sự hội tụ của nhiều yếu tố cấu thành nhưng chung quy nhất là nhờ văn chương để con người biết yêu cái đẹp và yêu con người.
– Nguồn gốc “cốt yếu” có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng “thương người” và “muôn vật muôn loài”.
→ Câu văn đã khẳng định rằng văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái, tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.
– Nhận định của Hoài Thanh đã đi đến khám phá bản chất giá trị của văn chương chính là tình cảm, điều này trước đây đã có rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình khẳng định bằng những cách khác nhau trực tiếp hay gián tiếp: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần” (Lê Quý Đôn), “Hãy đập vào tim anh thiên tài là ở đó” (Muytxe)…
– Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài
⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất.
2.Nhiệm vụ của văn chương
– Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
+ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống thông qua chất liệu ngôn từ.
+ Tác phẩm văn học chính là sự phản ánh thế giới muôn hình vạn trạng bên ngoài thông qua hình tượng văn học cụ thể, sinh động và cảm tính. Thông qua những hình tượng như là máu thịt và linh hồn của tác phẩm, người đọc có thể hình dung ra cuộc sống với đầy đủ hình vẻ, màu sắc cùng với những con người có số phận, tính cách khác nhau.
– Văn chương sáng tạo ta sự sống
+ Văn chương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng, phản ánh hiện thực khách quan thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn.
+ Dấu ấn tình cảm của nhà văn, tư tưởng của nhà văn in đậm trong tác phẩm văn chương, do vậy, cuộc sống như được sáng tạo lại qua con mắt của nhà văn và lại tiếp tục được làm giàu thêm, phong phú thêm qua những cảm nhận, tưởng tượng của người đọc.
⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.
3. Công dụng của văn chương
– Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, giúp cho “tình cảm” và gợi lòng “vị tha”.
– Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên ð Đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.
– Văn chương giáo dục cho con người biết yêu quý những gì gần gũi thân thương nhất như quê hương, gia đình, làng xóm.
+ Cảm thông sâu sắc tới những người có số phận bất hạnh, những người kém may mắn.
+ Vị tha đồng cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người dân lao động một nắng hai sương.
+ Bồi đắp thêm ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, ước mơ vươn tới tương lai tốt đẹp phía trước.
→ Văn chương rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người.
⇒ Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang về đời sống tinh thần cho lịch sử nhân loại.