/tmp/weahi.jpg Từ ấy - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Giáo dục trung học Đồng Nai

Từ ấy – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Từ ấy – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

B. Đôi nét về tác phẩm Từ ấy

1. Tác giả

*Tiểu sử:

– Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

– Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

– Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

– Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

*Sự nghiệp văn học:

– Phong cách nghệ thuật:

+ Nội dung thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

Xem thêm:  Soạn bài Con chào mào Ngữ văn lớp 6

+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

– Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1947 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1978 – 1977), Ta với ta (1992 – 1999)

– Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.

⇒ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

– Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy”.

– Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng (1937 – 1946).

b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, viết vào tháng 7/1938.

c. Thể thơ: Thơ bảy chữ.

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Ý nghĩa nhan đề:

– Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.

– Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

f. Bố cục: 3 phần

– Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

– Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.

– Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

g. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi đuợc đón nhận lí tưởng cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Tố Hữu.

h. Giá trị nghệ thuật:

– Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở …

– Cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo; cách nói trực tiếp khẳng định.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Tấm Cám chọn lọc

C. Sơ đồ tư duy Từ ấy

Từ ấy - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Từ ấy

1. Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng Cộng sản

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

– Với giọng thơ trữ tình, đằm thắm, tha thiết, niềm vui đến với lí tưởng được diễn tả không trừu tượng mà trong những hình tượng đẹp và gợi cảm.

– Hình ảnh nắng hạ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện, ca ngợi lí tưởng cộng sản như nguồn sáng bừng lên trong tâm hồn nhà thơ.

– Câu thơ thứ hai với hình ảnh Mặt trời chân lí đã cho người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về ân tình của nhà thơ đối với Đảng, với Cách mạng.

Mặt trời chân lí chói qua tim: Nhấn mạnh lí tưởng mới không chỉ tác động về mặt nhận thức mà còn tác động về mặt tình cảm, tâm hồn và làm cho trái tim ấm nóng.

– Tác giả tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Hai câu thơ với lối thơ vắt dòng quen thuộc của thơ mới lúc bấy giờ đã khẳng định tâm hồn nhà thơ như đang bừng dậy, dâng tràn sức sống; từ âm thanh, màu sắc, đến mùi vị đều toả ra sự hoà hợp, tràn trề và rộn rã.

2. Nhận thức mới về lẽ sống

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

– Từ buộc không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó và tự giác.

Để, trang trải là những động từ chỉ tác động có đối tượng, nhà thơ nguyện đem tất cả tình cảm hướng về con người ở khắp mọi nơi.

→ Tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với từng con người cụ thể.

⇒ Lẽ sống ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người, với nhân dân quần chúng. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng.

Xem thêm:  Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

– Hai dòng cuối khổ hai làm rõ thêm tình yêu thương con người của nhà thơ: Để hồn tôi với bao hồn khổ/ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Ở đây, tình yêu thương con người không mang tính chung chung mà là tình cảm cụ thể, là sự quan tâm, gắn bó chân thành đối với quần chúng lao khổ.

– Từ với diễn tả sự sát cánh, gắn bó giữa tác giả với những kiếp người trên.

→ Tạo nên khối đoàn kết, một sức mạnh cùng phấn đấu vì mục đích chung.

– Hình ảnh ẩn dụ: khối đời gợi người đọc liên tưởng đến khối người đông đảo cùng cảnh ngộ đang chung sức, chung lòng với nhau.

⇒ Tóm lại, nhà thơ hướng về cuộc đời, con người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm hữu ái giai cấp. Sự xuất hiện của từ để lặp lại ở đầu dòng khiến nhịp thơ đến đây trở nên dồn dập hơn.

3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ…

– Khổ thơ ghi nhận những chuyển biến sâu sắc tình trong tình cảm của Tố Hữu đó là hướng về những con người bị áp bức, thiệt thòi.

– Điệp từ xuất hiện tạo cho lời của khổ thơ thành lời khẳng định chắc nịch về quyết tâm gắn bó với quần chúng lao khổ.

– Nhà thơ khẳng định phải đến với những con người ấy và xác định rõ ràng vị thế của mình trong đại gia đình lớn ấy qua các cụm từ là con, là em, là anh – những danh xưng khẳng định tình cảm nhà thơ dành cho quần chúng bị áp bức là thứ tình thân yêu ruột thịt như thành viên trong gia đình, tình hữu ái giai cấp, không phải là loại tình cảm ban ơn, thương hại.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu