Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ngắn nhất


Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Với các mẫu Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.

A/ Nội dung bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng từ thế kỉ 19. Trải qua 2 thế kỉ, chứng kiến biết bao bom đạn đổ xuống, cầu Long Biên vẫn anh dũng cùng người dân Hà Nội chiến đấu. Tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử của tác giả Thúy Lan là một văn bản nhật dụng, thay cây cầu ghi lại cùng tình cảm gắn bó.

B/ 5 mẫu Tóm tắt Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – mẫu 1

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

Xem thêm:  Soạn bài Mạch lạc trong văn bản ngắn nhất

Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – mẫu 2

Hơn một thế kỉ qua, Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử. Nó là cả một viện bảo tàng sống động về đất nước và con người Việt Nam. Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.

Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – mẫu 3

Với lời văn mềm mại sâu sắc nhà báo đã mang đến cho chúng ta những cái nhìn khái quát nhất về cây cầu Long Biên mà ngày nay đã trở nên cổ kính. Cuộc đời của cây cầu gắn liền với cuộc đời của đất nước Việt Nam. Nó được xây dựng vất vả đổi bằng xương máu của đồng bào ta để rồi cùng đồng bào ta trải qua biết bao nhiêu chặng đường của lịch sử. Những người anh em đồng chí thì đã mãi mãi ra đi nhưng chúng ta vẫn còn may khi cây cầu lại trở thành nhân chứng lịch sử còn mãi tới tận ngày nay.

Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – mẫu 4

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu năm 2021

Bản kí viết về Cầu Long Biên là chứng nhân sống động, đau thương mà anh dũng của thủ đô Hà Nội. Cây cầu được khởi công xây dựng vào năm 1898 bắc qua sông Hồng và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư người Pháp Ép–phen thiết kế. Cây cầu này đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, thắng lợi của cách mạng tháng Tám, năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên là chiếc cầu lịch sử.

Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – mẫu 5

Văn bản miêu tả cầu Long Biên qua thời gian đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của thủ đô Hà Nội. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên là chiếc cầu lịch sử.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm in trên báo Người Hà Nội.

– Giá trị nội dung:

+ Trải qua gần hai thế kỉ, cầu Long Biên vẫn hiên ngang, sừng sững bắc ngang qua sông Hồng, gắn liền với một thời khói lửa đầy đau thương nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ngắn nhất

+ Cây cầu không chỉ là biểu tượng lịch sử của Hà Nội mà còn của đất nước ta.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Ngôi kể chuyện linh hoạt chuyển từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

+ Cách kể chuyện khi giàu cảm xúc, chân thực khi lại mang màu sắc thuyết minh.

+ Nghệ thuật nhân hóa, so sánh kết hợp với các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của cầu Long Biên đối với lịch sử và con người Việt Nam.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu