/tmp/diqto.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 7 hơn.
A/ Nội dung bài Mùa xuân của tôi
Mùa xuân của tôi là đoạn trích trong bài “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”. Bài tuỳ bút tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc, một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi
Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi – mẫu 1
Văn bản “Mùa xuân của tôi” là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi – mẫu 2
Bài tùy bút đã tái hiện không khí, một vài phong tục văn hóa đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê. Tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và có quy luật tất yếu của tình cảm con người. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội (miền Bắc) được gợi tả ở cảnh sắc đất trời: sông xanh, núi tím, mưa riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào, đường không lầy lội, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình và con người với nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm những ngày sau tết. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài, khơi dậy tình cảm cao quý ở con người và ở cuộc sống.
Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi – mẫu 3
Tác phẩm được viết khi tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc, những lời tâm sự về nỗi nhớ quê hương càng trở nên da diết hơn bao giờ hết trong tâm trí tác giả. Bằng tình cảm tha thiết cũng như nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Xuân đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, đó là tiết trời se se, cảnh vật, không khí trong lành, những cơn mưa xuân riêu riêu, hơn thế nữa là những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân. Tình yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng mình, tác giả say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về. Đặc biệt, tác giả cũng bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời, của những cơn mưa chuyển mình, dần dần mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. Đã có không biết bao nhiêu lần, tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn thật nồng nàn và tha thiết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi – mẫu 4
Mùa xuân của tôi là đoạn trích trong bài “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”. Bài tuỳ bút tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc, một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.
Tóm tắt bài Mùa xuân của tôi – mẫu 5
Văn bản thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội mùa xuân và phong tục sinh hoạt ở miền Bắc khi Tết đến xuân về. Đó là vẻ đẹp riêng biệt mang bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế của một vùng đất nước và cũng là của dân tộc được tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người con Hà Nội. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của nhà văn Vũ Bằng.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được viết khi đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
– Giá trị nội dung: Mùa xuân đất Bắc với cảnh sắc thiên nhiên, không khí của Hà Nội mang những nét đặc trưng không thể lẫn với bất cứ miền nào trên đất nước được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Giọng điệu sôi nổi, tha thiết đã tạo nên sức truyền cảm mạnh mẽ.
+ Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc, sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp ngữ, liệt kê..
+ Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.