Soạn bài Cố hương ngắn nhất


Soạn bài Cố hương

Xem thêm Tóm tắt: Cố hương

Câu 1 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):

– Phần 1 (từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”): Tâm trạng nhân vật tôi trên đường về thăm quê.

– Phần 2 (tiếp đến “sạch trơn như quét”): tâm trạng nhân vật tôi trong những ngày ở quê.

– Phần 3 (còn lại): suy nghĩ nhân vật tôi trên đường rời xa quê.

Câu 2 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):

Có hai nhân vật chính trong truyện là nhân vật “tôi” và nhân vật “Nhuận Thổ”. Trong đó nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm của truyện ngắn này. Bằng sự quan sát trực quan, bằng thực tiễn mắt thấy, tai nghe nhân vật “tôi” đã tái hiện bức tranh quê hương một cách rõ nét, đầy cảm xúc. Nhân vật “tôi” được đặt trong quan hệ so sánh, đối chiếu với nhân vật Nhuận Thổ để làm nổi bật sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại, tạo thành sự soi chiếu tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới sự đói nghèo của xã hội Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 3 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):

* Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh đối chiếu, tương phản kết hợp giữa hồi ức quá khứ và hiện tại để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.

Xem thêm:  Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh trong Đại cáo bình Ngô

– Trước đây là một cậu bé khôi ngô, khỏe mạnh, nhanh nhẹn có tình cảm bạn bè gắn bó, thân thiện khiến nhân vật tôi cảm phục, ngỡ ngàng.

– Còn bây giờ Nhuận Thổ là người nông dân già nua, tiều tụy, nghèo khổ, đần độn, mụ mầm, cam chịu số phận khiến nhân vật tôi vừa giận vừa thương.

⇒ Nhuận Thổ là nhân vật điển hình của người dân Trung quốc sống nghèo khổ, an phận, đau thương, cùng tình trạng tinh thần mu muội trong đầu thế kỉ XX.

* Bên cạnh sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi của những con người và cảnh vật ở quê:

– Cảnh vật hoang vắng, hiu hắt “trên mái ngói, mấy cong tranh khô…” cảnh tượng hiu quạnh.

– Con người: thím hai Dương tiều tuy, xấu xí, đanh đá, ích kỉ khác hẳn trước kia, người mẹ nét mặt ẩn một nỗi buồn…

* Tâm trạng của tác giả: xót xa trước sự đổi thay theo chiều hướng tàn lụi của cảnh vật và con người quê hương nhưng ngay chính tác giả cũng bất lực và rời quê đi nơi khác.

Câu 4 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):

– Đoạn a chủ yếu dùng phương thức miêu tả để làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo của nhân vật Nhuận Thổ.

– Đoạn b chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm để nói về tình cảm gắn bó của nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ thời thơ ấu.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Những đứa trẻ chọn lọc

– Đoạn c chủ yếu dùng phương thức nghị luận trong đó hình ảnh con đường khép lại mang chiều sâu ý nghĩa về niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng của cả dân tộc.

Luyện tập

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước) Nhuận Thổ lúc đứng tuổi
Hình dáng Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí teo, cổ đeo vòng bạc… Cao gấp đôi, da vàng xạm, nếp răn sâu hoắm,…
Động tác Nhanh nhẹn, hoạt bát Người co ro cúm rúm, chỉ lắc đầu.
Giọng nói Nói năng thiểu não, mệt mỏi, chán ngán.
Thái độ đối với “tôi” Tình cảm bạn bè gắn bó, thân thiết. Cung kính, lễ phép, bẽn lẽn.
Tính cách Thật thà, am hiểu về thế giới thiên nhiên vùng biển. Cam chịu số phận: suốt ngày chỉ biết hút thuốc nhặt nhạnh vật thừa

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua tác phẩm tác giả phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX và đặt ra một vấn đề về con đường đi của người nông dân và toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu