/tmp/reqge.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.
A/ Nội dung bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten trích “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” là một đoạn trích tiêu biểu mà thông qua việc bàn luận về hai hình tượng chó sói và cừu, tác giả đã khéo léo làm rõ đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – mẫu 1
Bài viết H. Ten về hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten đã so sánh, chỉ ra sự giống và khác nhau ở hai hình tượng này trong sáng tác của La Phông-ten (một tác giả văn học) và Buy-phông (một nhà khoa học). Thông qua việc so sánh ấy tác giả ngụ ý một thông điệp về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: sáng tác nghệ thuật bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân và cách nhìn riêng của người sáng tác.
Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – mẫu 2
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten kể về Buy-phông nhà vạn vật học, nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói – bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông – ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi, nó dường như chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. Buy-phông viết rằng chó sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập khi cùng nhau chinh chiến rồi lại quay về sự cô đơn 1 mình. Chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng tính cách phức tạp hơn, khi nhà bác học thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ thì lại thấy sói tuy ác độc nhưng cũng khổ sở, còn luôn mắc mưu vì chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – mẫu 3
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – mẫu 4
Tác phẩm kể về Buy-phông nhà vạn vật học, nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói – bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông – ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi, nó dường như chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. Buy-phông viết rằng chó sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập khi cùng nhau chinh chiến rồi lại quay về sự cô đơn 1 mình. Chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng tính cách phức tạp hơn, khi nhà bác học thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ thì lại thấy sói tuy ác độc nhưng cũng khổ sở, còn luôn mắc mưu vì chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
Tóm tắt bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – mẫu 5
Buy Phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc, sợ sệt. chính vì thế chúng hay tụ tập thành bầy. Vậy tác giả dễ động lòng thương cảm với những con cừu non. Chó sói bạo chúa trong thơ ngụ ngôn cũng đáng thương vì chỉ là một tên trộm cướp không kém, khốn khổ và bất hạnh. Ông để cho La-phông-ten dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở kịch về sự ngu ngốc.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.
– Giá trị nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
– Giá trị nghệ thuật: Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn.