/tmp/pqqpz.jpg Tôi và chúng ta - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tôi và chúng ta – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Tôi và chúng ta – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tôi và chúng ta Ngữ văn lớp 9, bài học tác giả – tác phẩm Tôi và chúng ta trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tôi và chúng ta

Sau một năm giữ chức quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt nhận ra công ty đang đứng bên bờ vực phá sản, tất cả những dự án đều được nhân viên hoàn thành một cách giả tạo và không hề có thật. Chỉ còn Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn và kíp trưởng Thanh là những người nhìn ra sự thiếu sót và sai lầm trong cách thức điều hành xí nghiệp nhưng đều không dám có ý kiến. Hoàng Việt quyết tâm thay đổi phương thức quản lý, củng cố bộ máy hoạt động xí nghiệp nhưng lại vấp phải sự phản đối bởi chính những cộng sự, những người bảo thủ và thiếu quyết đoán, đặc biệt là phó giám đốc Nguyễn Chính. Những mâu thuẫn về mở rộng sản xuất, ngân sách đầu tư, khúc mắc tài chính giữa các bên đã tạo nên xung đột, mâu thuẫn kịch tính.

B. Đôi nét về tác phẩm Tôi và chúng ta

1. Tác giả

Lưu Quang Vũ (1948- 1988)

– Quê quán: xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Từ 1965 đến 1970, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân

=> thời kì này thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

+ Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói, vở kịch đầu tay của tác giả là Sống mãi tuổi 17.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá, Chiếc ô công lý…

– Phong cách sáng tác: Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng, kịch đi sâu vào những vấn đề nổi cộm của đời sống.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (1984). Vở kịch gồm 9 cảnh phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ – mới để phát triển.

b. Bố cục

3 phần

– Phần 1 (đầu vở kịch cho đến…. “tăng lên ít nhất là gấp năm lần”): Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh mới.

– Phần 2 (tiếp theo từ đoạn 1 cho đến…. “các đồng chí giải tán”): Kế hoạch kinh doanh mới chịu sự phản đối nhưng giám đốc Hoàng Việt vẫn quyết định thực hiện.

– Phần 3 (Tiếp theo cho đến hết): Phản ứng của công nhân, phó giám đốc Nguyễn Chính, kĩ sư Lê Sơn khi kế hoạch kinh doanh mới bắt đầu thực hiện và kết quả chiến thắng của phe tiến bộ, đổi mới.

c. Thể loại: kịch

d. Giá trị nội dung

Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

e. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống giàu kịch tính.

– Khắc họa rõ tính cách nhân vật.

C. Sơ đồ tư duy Tôi và chúng ta

Tôi và chúng ta - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Tôi và chúng ta

1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản

– Tình huống kịch: Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết, giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới

=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời do Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.

– Mâu thuẫn cơ bản giữa 2 tuyến:

+ Hoàng Việt (giám đốc) và Sơn (kĩ sư): Tư tưởng mới, tiến bộ, dám nghĩ, dám làm.

+ Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng: Bảo thủ, trì trệ, máy móc

2. Nhân vật

– Giám đốc Hoàng Việt:

+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.

+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý.

– Kĩ sư Lê Sơn:

+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp

+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp

– Phó giám đốc Chính và giám đốc phân xưởng Trương:

+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.

+ Dựa vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo xu nịnh.

3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống

– Cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ

Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống.

– Thông qua cách kết thúc tình huống

Khẳng định cuộc đấu tranh mới – cũ, tiến bộ – lạc hậu, trì trệ rất gay go nhưng nhất định những gì tiến bộ sẽ thắng

E. Bài văn phân tích Tôi và chúng ta

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê ở Quảng Nam, lớn lên ở Hà Nội; tham gia quân đội thời kì chống Mĩ và bắt đầu làm thơ từ những năm 1960. Đến năm 1980, tác giả chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ chưa đầy mười năm, ông đã sáng tác khoảng năm mươi kịch bản, đề tập đến hàng loạt vấn đề thời sự nóng hổi trong thời kì xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Hầu hết các vở kịch của ông đã được dàn dựng và biểu diễn. Ông mất đột ngột vì tai nạn giao thông, khi tài năng đang lên tới đỉnh cao. Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Xem thêm:  Soạn bài Luật thơ ngắn nhất

Vở kịch Tôi và chúng ta ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều thay đổi lớn lao. Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, bắt đầu chuyển sang giai đoạn lịch sử mới. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân là khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế để xây dựng Việt Nam thành một đất hước giàu mạnh phồn vinh. Trước yêu cầu này, nhiều nguyên tắc, quy chế và phương thức sản xuất cũ ngày càng tỏ ra xơ cứng, lạc hậu. Muốn phát triển sản xuất cần phải thay đổi tư duy, phá bỏ cách suy nghĩ, cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp đã lỗi thời trước nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Đây là một quá trình đấu tranh lâu dài, gay gắt, cần đến những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được mọi người nồng nhiệt đón nhận và đánh giá là khá thành công về nội dung, nghệ thuật qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn với các nhân vật có tính cách tương phản rõ nét.

Nội dung vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Một bên là tinh thần dám nghĩ dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích tập thể mà đại diện là Giám đốc xí nghiệp Hoàng Việt, kíp trưởng Thanh, kĩ sư Lê Sơn và đa số anh chị em công nhân. Một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã thành cứng nhắc, lạc hậu với đại diện là Phó Giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương, được sự hỗ trợ của đại diện ban thanh tra của Bộ là Trần Khắc. Thông qua việc miêu tả xung đột giữa hai phía, tác giả khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp cũ kĩ, lạc hậu trước sự chuyển biến nhanh chóng của cuộc sống. Cái chúng ta phải được hình thành từ nhiều cái tôi cụ thể, vì thế cần quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân trong tập thể. Đặt vở kịch trong tình hình đất nước những năm tám mươi, chúng ta mới thấy chủ đề của vở kịch quả là có ý nghĩa quan trọng. Hiện trạng của xí nghiệp Thắng Lợi được nhắc đến trong vở kịch này có tính chất khá phổ biến đối với nhiều xí nghiệp, nhà máy lúc bấy giờ. Máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức, phân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả. Đời sống của anh chị em công nhân ngày càng khó khăn. Thay đổi phương thức sản xuất đã trở thành yêu cầu tất yếu. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều ấy và khát khao được biến nó thành hiện thực. Nhưng họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh nghĩa bảo vệ truyền thống mà Nguyễn Chính là đại diện. Cuộc đấu tranh giữa hai phái thật gay gắt nhưng đương nhiên chiến thắng sẽ thuộc về những con người mới.

Đoạn trích trong sách giáo khoa chiếm gần hết cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (gồm chín cảnh), nội dung diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa hai phái (nhân vật Hoàng Việt, nhân vật Nguyễn Chính có thể xem là các đại diện) khi họ công khai bộc lộ quan điểm của mình. Ở hai cảnh trước của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn và tính cách của các nhân vật chính. Đến cảnh ba, tác giả tập trung thể hiện cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt. Vậy tình huống kịch và mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích này là gì? Đó là tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo.

Sau quá trình tìm hiểu kĩ càng, hôm nay, quyền giám đốc Hoàng Việt (mới nhận chức vụ này hơn một năm) quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. Như vậy có nghĩa là anh (cùng với kĩ sư Lê Sơn) đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí và phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Những công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ đối với nhiều người. Phản ứng của trưởng phòng Tổ chức lao động và trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả sản xuất và quản lí công nhân. Khi Hoàng Việt khẳng định phải đổi mới, phản ứng của nhóm người này càng lúc càng gay gắt. Những xung đột trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất, xí nghiệp cần phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ. Những tình tiết mà tác giả đưa ra chứng minh cho mâu thuẫn căng thẳng giữa cái mới và cái cũ. Điều đó thể hiện qua tính cách của các nhân vật tiêu biểu, mà tính cách chủ yếu được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ. Giám đốc Hoàng Việt là một người lãnh đạo có bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao, dám nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm sửa sai, năng động, dám nghĩ, dám làm, biết sử dụng người có khả, năng để phục vụ cho lợi ích của tập thể, cho sự phát triển của xí nghiệp. Đứng trước những khó khăn rất lớn của xí nghiệp, Hoàng Việt đã triệu tập cuộc họp toàn thể ban lãnh đạo để trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. Theo ông, muốn phát triển quy mô sản xuất, phải tận dụng hết khả năng lao động của công nhân, mà muốn vậy thì phải lo đủ nguồn vật tư, nguyên liệu. Sau đó là phải trang bị các loại máy móc mới và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Phương hướng mới của Giám đốc Hoàng Việt đưa ra đụng chạm tới chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của xí nghiệp do cấp trên đưa xuống. Mà quỹ lương của xí nghiệp thì chỉ đủ trả cho số công nhân trong biên chế. Muốn mở rộng sản xuất thì phải cần thêm thợ, có nghĩa là cần cổ tiền để trả lương cho thợ, mà tiền thì không có. Những quy định về luật pháp, về quyền hạn và trách nhiệm của một giám đốc, Hoàng Việt cũng không có. Gay nhất là phần lớn thành viên trong ban lãnh đạo không ủng hộ ông. Chúng ta thử xem Hoàng Việt sẽ làm thế nào để giải quyết những khó khăn to lớn đó. Trước hết, ông đã giải quyết vấn đề quỹ lương bằng một quyết định bất ngờ và táo bạo: Trước mắt, chúng ta sẽ dừng việc xây nhà khách, sẽ có tiền trả đủ hai tháng lương. Sau này sẽ truy hoàn. Việc làm này của Giám đốc thật dũng cảm bởi ông đã phá vờ cơ chế cũ, dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình. Tiếp đó, ông đề cập đến việc tu sửa máy móc hỏng hóc, đặt ra chế độ lương khoán theo sản phẩm để từ đó nâng cao mức lương của công nhân. Theo tính toán của ông thì: Nếu trả lương khoán, năng suất của mỗi công nhân sẽ tăng gấp năm, sẽ không ai phải lo bện thừng gia công kiếm thêm nữa. Mức sản phẩm của xí nghiệp sẽ tăng ít nhất gấp năm, đương nhiên lương của công nhân viên xí nghiệp sệ phải tăng ít ra là bốn lần… Với số lương tối thiểu ấy, người công nhân mới có thể sống mà không chết đói không làm bậy. Muốn tăng sản xuất, phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái máy cũng phải có đủ nhiên liệu nó mới làm việc được… Và phải làm ra trò. Cái dở lâu nay của chúng ta là người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lại lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sè phải được hưởng lương càng cao, ai làm rồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta! Lời phát biểu chính xác và đầy nhiệt huyết ấy của Giám đốc Hoàng Việt đã được mọi người hoan hô rầm rộ. Giám đốc Hoàng Việt đã giải quyết sự ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp bằng chủ trương, biện pháp toàn diện và mạnh mẽ. Điều đó cho thấy niềm tin vững chắc của ông vào bản thân và vào sức mạnh của tập thể công nhân. Là người trung thực, Hoàng Việt dũng cảm đấu tranh với niềm tin là chân lí sẽ thắng. Ông mạnh dạn thay đổi bộ máy lãnh đạo bảo thủ và không có năng lực. Khi bà Trưởng phòng tài vụ không chịu chi tiền, ông nói: “Nếu không thi hành, sẽ có người khác làm thay chị… Cô Loan kế toán – Trưởng phòng tài vụ, hãy chuẩn bị cho công nhân lĩnh lương mới từ tháng tới”. Ông bãi bỏ chức vụ của Quản đốc Trương khi nhận ra rằng nếu sản xuất theo cơ chế mới, ông ta sẽ là người thừa: Những việc đó các tổ trưởng phải tự lo lấy. Các tổ trưởng sẽ trực tiếp làm việc với các trưởng ngành và Ban giám đốc, không cần phải qua một người trung gian là Quản đốc làm gì cho mất thì giờ. Tóm lại, chúng tôi xét thấy rằng: Ở xí nghiệp ta, chức Quản đốc phân xưởng là thừa, từ nay xí nghiệp sẽ không có chức Quản đốc nữa. Khi Phó giám đốc Nguyễn Chính cố tình dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào Nghị quyết của Đảng ủy xí nghiệp để phản đối dữ dội thì Giám đốc Hoàng Việt nghiêm khắc tuyên bố: – Đồng chí là Phó giám đốc, tức là chức vụ giúp việc cho Giám đốc. Nếu không đồng ý với chức vụ ấy, đồng chí có thể xin từ chức… Ông thừa biết rằng đằng sau bà Trưởng phòng tài vụ, ông Quản đốc phân xưởng, ông Phó giám đốc xí nghiệp… còn có cấp trên, có cơ chế cũ kĩ bênh vực và bảo vệ cho họ. Hoàng Việt không thể thực hiện những ý định tốt đẹp một cách dễ dàng nhưng ông tin vào việc làm của mình là trong sáng, là đúng quy luật, nhất định sẽ được tập thể công nhân ủng hộ.

Xem thêm:  Thuyết minh về cây bút năm 2021

Lê Sơn là một kĩ sư có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm với xí nghiệp. Dù biết rằng cuộc đấu tranh chống nếp nghĩ cũ kĩ, lạc hậu sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải cách toàn diện hoạt động của xí nghiệp. Anh là người trực tiếp soạn thảo ra phương án mới. Tuy thế, anh không khỏi băn khoăn vì bao khó khăn, trở ngại chồng chất trước mắt. Nhưng anh vẫn sẵn sàng cùng Giám đốc thực hiện bằng được những ý tưởng đúng đắn, tiến bộ. Anh đã nói với Giám đốc rằng: – Thôi được, hứa với anh: Tôi không bỏ chạy đâu! Chỉ tuần sau là quy trình sản xuất mới sẽ được triển khai. Ông Đông Ki-sốt khổ thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thể thiếu được Đông Ki-sốt. Này, nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy!

Phó giám đốc Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khóe. Nguyễn Chính luôn vịn vào cơ chế, vào các nguyên tắc đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta chuyên môn kém nhưng lại khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên. Chúng ta hãy lắng nghe lời đối thoại giữa Giám đốc Hoàng Việt và Phó giám đốc Nguyễn Chính:

Xem thêm:  Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Trao duyên

– Anh Việt, tôi hi vọng tất cả những điều anh vừa nói, anh sẽ nghĩ lại.

– Tôi đã suy nghĩ rất kĩ.

– Tồi ngỡ như mình đang ngủ mê.

– Thì anh hãy thức dậy.

– E rằng người đang ngủ mê lại là anh đấy, làm đảo lộn hàng loạt lề thói, vi phạm hàng loạt nguyên tắc. Đồng chí sẽ giải thích thế nào với cấp trên?

– Như vừa giải thích với các đồng chí vậy.

– Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thống các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư…

– Những quy định từ lâu đã thành bất hợp lí, phục vụ cho một cơ chế quản lí đã cũ kĩ, lạc hậu.

– Đã cũ kĩ lạc hậu. Không đâu! Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta có hôm nay, có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận!

– Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ, mong anh thông cảm và hiểu cho tôi.

– Tất cả những việc đồng chí định tiến hành, không có trong nghị quyết Đảng ủy xí nghiệp. Đảng ủy chưa quyết định, đồng chí Việt ạ.

– Có. Nghị quyết Đảng ủy là đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân. Còn biện pháp thực hiện thế nào là trách nhiệm của Giám đốc.

– Nhưng… đồng chí Việt… Chúng tôi không có quyền gì sao? Tôi là…

– Đồng chí là Phó giám đốc, tức là chức vụ giúp việc cho Giám đốc. Nếu không đồng ý với chức vụ ấy, đồng chí có thể xin từ chức…

– Được rồi, … đồng chí quá tự tin đấy! Được để rồi xem…

Lúc Nguyễn Chính bực tức bỏ đi, kĩ sư Lê Sơn nói với Giám đốc Hoàng Việt:

– Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí phó Giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có còn đủ năm ngón không! So với hắn ta, anh chỉ là cừu non. Từ nay, Chính sẽ không can ngăn anh nữa đâu, hắn sẽ để mặc anh dấn thân vào các sự việc rồi hắn mới ra tay. Hắn sẽ có chỗ có nơi để làm việc đó… Anh không sợ à?

Phản ứng của Phó Giám đốc Nguyễn Chính rất gay gắt bởi ông ta có chỗ dựa vững chắc là cấp trên, là nguyên tắc và Nghị quyết của Đảng ủy xí nghiệp.

Quản đốc phân xưởng Trương là người suy nghĩ và làm việc như một cái máy, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân. Công việc từ trước đến này của ông ta là trông coi, quản lí, đốc thúc các tổ thợ, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, báo cáo lên Giám đốc. Khi Giám đốc Hoàng Việt khẳng định sẽ không còn chức vụ này nữa thì ông ta tỏ thái độ bất bình ngay lập tức: Tôi không hiểu… Nếu như chúng tôi có khuyết điểm gì đồng chí có thể khiển trách, kỉ luật, đằng này… Xưa nay phân xưởng vẫn phải có Quản đốc. Không phải tôi ham địa vị, nhưng bãi bỏ cả một chức vụ quan trọng như chức Quản đốc phân xưởng thì thật là…

Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật, đại diện cho phái đổi mới và phái bảo thủ trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái mới và cái cũ.

Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: Tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề thời sự nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Các quan niệm mới, cách làm mới ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.

Cuộc đấu tranh này rất gay go, gian khổ nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về phía cái mới, cái tiến bộ. Bởi vì cách nghĩ, cách làm táo bạo của Hoàng Việt, Lê Sơn, Thanh… phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông anh chị em Công nhân trong xí nghiệp.

Qua đoạn trích trên, chúng ta thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những kẻ mang nặng tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến chuyển mạnh mẽ để vươn lên và phát triển theo yêu cầu của lịch sử.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu