/tmp/extdy.jpg Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt năm 2021


Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt năm 2021

Bài văn Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Cục tẩy

   Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

   Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiền. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.

   Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

   Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng. Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mền hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

   Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

   Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

   Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

   Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Dàn ý Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt

I. Mở bài

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

– Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

– Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2. Cấu tạo

– Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

– Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

– Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

– Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,… và nhiều nguyên liệu khác.

– Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

– Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3. Cách sử dụng và bảo quản

– Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

– Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4. Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

– Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi…Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

– Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,…thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

– Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. Kết bài

– Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

– Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Bút bi

Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.

Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.

Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều. Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.

Xem thêm:  Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím…Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé…Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ

Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy

Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.

Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.

Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Cặp sách

   Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp – một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

   Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.

   Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,…

   Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,… Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

   Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…

   Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.

   Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Máy vi tính

   Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước… chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: Máy vi tính.

   Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

   Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

   Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

   Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

   Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và … chơi game!

   Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu… nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Xem thêm:  Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn nhất

   Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính…

   Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” – tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Cây bút máy

Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.

Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.

Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. Cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: Bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.

Bên trong bút gồm các bộ phận: Ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.

Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.

Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.

Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Chiếc quạt giấy

Ngày xưa, khi cuộc sống còn dân dã, chưa phát triển văn minh đầy đủ tiện nghi như ngày nay thì những chiếc quạt giấy là công cụ hữu ích cho đồng bào ta những ngày hè oi nóng. Vậy thì để hiểu thêm về chiếc quạt giấy của dân tộc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chiếc quạt giấy xuất hiện từ thế kỉ mười. Xưa kia, những chiếc quạt giấy bản to đã từng xuất hiện trong cung của vua chúa để làm quạt đi với lọng phục vụ vua chúa hoặc là đồ vật cầm tay của những bậc tao nhân mặc khách, những phi tần làm thêm vẻ duyên dáng, mĩ miều. Chiếc quạt giấy là một vật dẹp và nhẹ để người cầm trên tay mà phe phẩy, đưa đẩy hơi gió. Trải qua thời kì phát triển chiếc quạt còn được cách tân và thêm phần đẹp hơn, với những họa tiết hoa văn phong phú, đặc sắc mẫu mã đa dạng. Chiếc quạt giấy có hai phần chính. Phần cán quạt được làm bằng gỗ dẹt chuốt mỏng và đều tay, xếp đan cài lên nhau để có thể xê dịch thu vào hoặc kéo ra. Cán quạt là sự gộp lại của những nan quạt được nối bằng một chiếc đinh nhỏ. Phần tà quạt được làm bằng tấm giấy mỏng nhưng bền và chắc, trên đó có in họa tiết những bông hoa, cảnh sông nước hay địa danh nổi tiếng. Những bài thơ hay những câu đối và chữ nho cũng là chi tiết tạo điểm nhấn cho chiếc quạt. Chiếc quạt giấy là linh hồn của dân tộc ta. Bởi sự đơn sơ, mộc mạc và giản dị của nó cũng giống như tâm hồn bình dị, mộc mạc của người dân Việt Nam. Chiếc quạt giấy gần gũi với người dân ta, đi cùng với các triều đại lịch sử.

Nếu giờ đây cuộc sống của nhân dân ta ngày càng phát triển, văn minh tiến bộ. Mùa hè nóng có quạt điện, quạt hơi nước, điều hòa máy lạnh thì xưa kia các cụ quang năm gắn bó với ruộng đồng những chiếc quạt giấy chính là vật dụng hữu ích để họ quạt mát những trưa hè oi nóng. Hơn thế nữa, trong xa xưa chiếc quạt giấy cỡ to hơn có thẻ dùng để trang trí cung tẩm, làm đồ vật theo kiệu các vua chúa. Ngoài tác dụng thực tế, quạt xếp cũng là món hàng lưu niệm để đề thơ, vẽ cảnh. Thời hiện đại quạt xếp cũng như quạt phiến còn dùng làm vật quảng cáo, cổ vũ, quà tặng để phổ biến tên hiệu trên thương trường bằng cách in logo trên mặt quạt. Vì sẵn có mặt rộng để minh họa, cây quạt đã biến thành vật mỹ thuật dùng trang trí trong nhà, có thể treo lên vách như tranh hoặc gác trên giá gỗ đặt trên bàn. Một số vũ điệu cũng dùng quạt xếp như vũ điệu tamia tadik của người Chàm. Trong thi ca Việt Nam cũng nhắc đến cây quạt như bài thơ ngắn trào phúng vịnh chiếc quạt xếp của Bà Chú thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974 gắn liền cây quạt với tình mẹ. Ca dao, đồng dao thì vẫn lưu truyền “Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…”. Chiếc quạt giấy cũng là vật dụng gắn liền với những điệu múa duyên dáng. Chưa bao giờ dù là xưa hay nay chiếc quạt giấy vẫn gắn bó, gần gũi với người dân Việt Nam.

Chiếc quạt giấy được làm khá đơn giản, bởi ngày xưa nhân dân ta còn nguyên sơ, thuần phác chưa có những thiết bị hỗ trợ như bây giờ. Vật liệu cần tre và giấy dai, bền. Tre khoảng 5 năm không quá non. Chặt xuống cưa khúc tùy theo kích thước nan tre. Đem ngâm trong ao hồ khoảng 6 tháng đến 1 năm để cho chất protein trong tế bào bị thẩm thấu hết ra nước, khi đó sẽ không bị mọt. Sau đó vớt lên luộc bằng nước vôi loãng khoảng 12 tiếng, cho vào máy chẻ nan và tuốt nan cho hết xơ. Chốt nhôm được gắn vào sau khi xếp nan và khoan lỗ nhài. Có thể dùng đinh tán, ốc vít hay chốt nhựa. Phải dùng mũi khoan nhỏ sắc khoan mở trước sau đó dùng mũi khoan to dần tới khi bằng kích thước chốt, gắn chốt xong tán chốt. Dùng máy mài để mài đuôi hình trái xoan hay tròn theo yêu cầu. Giấy cắt theo hình vòng cung bán nguyệt, trước khi cắt thường in nội dung hay phong cảnh lên đó. Sau đó xòe nan để kiểm tra đô chắc chắn là ổn rồi.

Nhưng để chiếc quạt được bền thì cần phải gìn giữ và không đem quăng, quật lung tung vì chiếc quạt rất dễ rách. Hi vọng rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn đồng hành cùng ta trong nay và mai sau dù đất nước có phát triển hơn, bởi chiếc quạt vẫn có chút gì đó là hồn cốt dân tộc.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – Đồng hồ báo thức

“Thời gian quý hơn vàng”. Ý thức được điều đó, từ xưa con người đã trân trọng và có nhiều cách thức để đo đếm thời gian. Trong đó, đồng hồ là một phát minh đầy sáng tạo và ý nghĩa. Chiếc đồng hồ vẫn luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Với tôi, chiếc đồng hồ báo thức lại càng đặc biệt hơn bởi nó là món quà sinh nhật tôi được tặng từ người bạn thân thiết nhất.

Chiếc đồng hồ của tôi có xuất xứ từ Hong Kong và thuộc loại đồng hồ Analog. Gọi như thế để phân biệt với đồng hồ số, tức đồng hồ điện tử và đồng hồ kĩ thuật số, hiển thị được cả ngày, tháng, năm bằng chữ rất thông dụng hiện nay.

Chiếc đồng hồ không có kích cỡ to lớn, không có cấu tạo quá phức tạp hay cũng không quá sang trọng, cầu kì. vẻ ngoài của nó khá giản dị và xinh xắn. Bao phủ toàn bộ lớp vỏ nhựa bên ngoài chiếc đồng hồ là một màu xanh dương, bóng và đẹp rất phù hợp với sở thích của tôi. Dưới cùng có hai chân bằng kim loại để đồng hồ có thể đủng thẳng một cách tiện lợi mà không cần phải treo hay dựa vào vật gì khác. Trên cùng có trang trí hai quả chuông bằng sắt và một cần kim loại có thể di chuyển sang hai bên. Hai cái chuông này vừa khiến cho đồng hồ trông sinh động hơn, vừa là bộ phận âm thanh quan trọng. Khi báo thức, chiếc cần này di chuyển va vào hai quả chuông tạo ra tiếng chuông báo thức vô cùng hiệu quả. Trên hai quả chuông còn đính thêm tay cầm để chiếc đồng hồ có thể treo được trên tường tùy theo ý muốn của người sử dụng.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn tả về loại cây mà em thích năm 2021

Về cấu tạo, chiếc đồng hồ báo thức bao gồm thần hộp, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng và chuông báo. Thân hộp có nhiệm vụ bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và nắp phía sau. Hộp đựng được làm bằng nhựa nên trọng lượng của đồng hồ được giảm nhẹ rất nhiều. Mặt hiển thị ở mặt trước của hộp, có in hình logo của nhà sản xuất. Mặt trước đồng hồ có hệ thống các số chỉ giờ, chỉ phút và các vạch nhỏ được phần cầm rất tỉ mỉ giữa các số để có thể xác định chính xác thời gian.

Tổ hợp kim gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Cả ba chiếc kim đều màu đen nhưng khác nhau về chức năng, kích thước và độ dài. Kim giờ to và ngắn nhất, kim phút nhỏ hơn và dài hơn kim chỉ giờ, kim giây dài nhưng mảnh. Ngoài ra còn có chiếc kim nhỏ xinh màu ghi thực hiện chức năng hẹn giờ. Tổ hợp kim được gắn vào các trục đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

Bộ máy truyền động gồm bộ động lực, bộ chuyển động, bộ chỉnh động và bộ điều hòa. Nguồn năng lượng của đồng hồ là hai viên pin tích điện duy trì hoạt động của máy. Chiếc đồng hồ này thường sử dụng pin con thỏ, một loại pin rất thông dụng và dễ mua, dễ tìm. Bộ phận quan trọng còn lại là chuông báo thức. Đây cũng là bộ phận tôi yêu thích nhất ở chiếc đồng hồ. Dù gọi là đồng hồ báo thức nhưng chiếc đồng hồ có thể nhắc nhở chúng ta rất nhiều công việc. Từ việc thức dậy mỗi ngày, hẹn giờ học bài, hẹn giờ nấu ăn… Muốn cài đặt thời gian, ta chỉ việc xoay núm kim hẹn giờ ở thân sau của hộp máy sau đó gạt phím bật báo thức về phía chữ “On”, muốn tắt ta chỉ việc gạt sang phía chữ “Off”.

Rất đơn giản và tiện lợi cho người dùng nhưng nguyên lí hoạt động của đồng hồ báo thức lại không hề đơn giản chút nào. Năng lượng được nạp vào từ pin sẽ truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của bộ thoát để các bánh răng không bị hỗn loạn. Trục của các bánh răng nối với các kim chỉ thời gian. Khi kim chỉ giờ trùng với kim hẹn giờ, móc khóa cần gạt bên trên được mở, kích hoạt cần gạt phía trên chuyển động về hai bên, chạm vào hai quả chuông và phát ra âm thanh báo thức.

Chiếc đồng hồ xinh xắn, tiện lợi giống như vị thần canh giữ thời gian, đảm bảo cho tôi tránh những bất cẩn để không bị lãng phí thời giờ và là một người bạn thân thiết ở bên tôi mỗi ngày. Không chỉ là một vật dụng hữu ích, chiếc đồng hồ báo thức còn là một vật trang trí trên bàn học và là vật kỉ niệm hạnh phúc trong sinh nhật dạ,qua của tôi. Nó mãi mãi gợi nhắc về người bạn thân thiết suốt thời thơ ấu của tôi.

Cũng vì ý nghĩa đó, tôi luôn sử dụng và bảo quản món quà của mình rất cẩn thận. Đồng hồ lúc nào cũng được đặt trên bàn học gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát. Không bao giờ tôi để đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn vì sẽ làm cho đồng hồ nhanh bị hư hỏng. Khi đồng hồ bị hỏng, tôi luôn tìm cách sữa hợp lí, tốt nhất là nhờ đến bác thợ sửa đồng hồ. Để đồng hồ được bền lâu, cũng cần thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận.

Đã hơn một nghìn năm, kể từ khi tu sĩ Gerbert sáng chế ra chiếc đồng hồ bằng máy, chiếc đồng hồ đã có nhiều cải tiến, biến đổi, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của đông đảo mọi người. Công nghệ hiện đại phát triển, các chức năng của điện thoại dần thay thế đồng hồ nhưng ý nghĩa báo hiệu thời gian của đồng hồ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí mọi người. Đối với tôi, chiếc đồng hồ không chỉ nhắc nhở chúng ta về thời gian mà còn trở thành vật kỉ niệm đáng nhớ của tình bạn chân thành.

Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt – nồi cơm điện

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc – Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.

Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ “hâm nóng” để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm. Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.

Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm báo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc. Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện. Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.

Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu