Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất


Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa

Với các mẫu Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 12 hơn.

A/ Nội dung bài Chiếc thuyền ngoài xa

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa – mẫu 1

Để có thể xuất bản được một bộ lịch về thuyền và biển, nhận lời của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho – cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

Xem thêm:  Soạn bài Bạn đến chơi nhà ngắn nhất

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa – mẫu 2

Theo lời trưởng phòng đi thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới, Phùng đã chụp được một bức ảnh đắt giá ở vùng biển miền Trung. Đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Ấy thế mà khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ mình. Người đàn bà ấy được mời lên chánh án huyện, Phùng khuyên ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Phùng rời đi với bộ ảnh tuyệt đẹp nhưng anh biết rằng đằng sau đó là một sự thật không hề đẹp đẽ.

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa – mẫu 3

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng – một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề năm 2021

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa – mẫu 4

Phùng – nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất “đắt giá”. Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng – Đẩu – đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lí do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa – mẫu 5

Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.

Xem thêm:  Dàn ý Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi năm 2021

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên. Tác phẩm là một trong số những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đên cuối thế kỉ XX.

– Giá trị nội dung: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

+ Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc.

+ Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu