/tmp/rwrvu.jpg Thuyết minh về chiếc nón lá năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Thuyết minh về chiếc nón lá năm 2021


Thuyết minh về chiếc nón lá năm 2021

Bài văn Thuyết minh về chiếc nón lá gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá

Bài văn mẫu 1

   Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha. Và đi cùng tà áo dài đó chắc chắn không thể thiếu chiếc nón lá xinh đẹp. Chiếc nón lá đã đồng hành cùng dân tộc ta cả nghìn năm nay. Có thể coi chúng chính là chứng nhân lịch sử của dân tộc ta.

   Không ai biết chính xác, chiếc nón là ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng từ 2500 – 3000 TCN năm trước hình ảnh chiếc nón lá đã được in trên trống đồng Đông Sơn. Như vậy, có thể thấy rằng chiếc nón lá đã ra đời từ trước đó và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống nhân dân ta. Chiếc nón lá đã đồng hành cùng lịch sử dân tộc, trải qua biết bao lửa đạn và tồn tại cho đến ngày nay.

   Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh, bền đẹp và chắc chắn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Ở mỗi làng nghề lại có những bí quyết riêng, tạo nên sự độc đáo, khác biệt cho làng nghề của mình. Tuy là vậy, nhưng về cơ bản có thể thấy để làm một chiếc nón cần trải qua những công đoạn sau. Khâu đầu tiên chính là lựa chọn lá để làm nón. Lựa được chiếc lá tốt, đẹp chính là bước quan trọng nhất để tạo nên chiếc nón đẹp. Nón thường được làm bằng lá nón, lá buông, rơm, tre,… nhưng chủ yếu vẫn được làm bằng lá nón. Sau khi lựa chọn lá để làm nón công đoạn tiếp theo chính là làm khung nón. Khung nón được tạo nên từ những thanh tre mảnh, nhưng rất đỗi dẻo dai, chúng được uống thành đường tròn với những kích thước khác nhau, sao cho khi xếp lại tạo thành hình chóp. Đường kính lớn nhất của vòng tròn là 50cm và nhỏ nhất là 3cm. Đây là hai khâu quan trọng nhất để tạo nên một chiếc nón.

   Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên, đôi bàn tay khéo léo và tài hoa của những người nghệ nhân sẽ dùng những chiếc kim khâu lớn và sợi cước để kết nối các phần lại với nhau. Lá nón được đan chồng lên nhau thành nhiều lớp tạo nên sự chắc chắn. Nhưng bên cạnh đó một số nơi, lá nón chỉ được xếp thành 1,2 lớp tạo nên nét thanh mảnh, rất đặc biệt. Sau khi khâu xong, lá nón sẽ được quét một lớp dầu phủ lên trên bề mặt ngoài nón để nón khó bị ngấm nước khi đi dưới trời mưa và tránh mối mọt, làm tăng độ bền cho nón. Đồng thời lớp sơn ấy cũng khiến nón bóng, đẹp hơn.

   Hiện nay những làng nghề nón nổi tiếng nhất ở Việt Nam có thể kể đến như cơ sở sản xuất nón ở Bình Định, được gọi là nón Gò Găng, chuyên dùng để đội đầu khi cưỡi ngữa. Nón quai thao một loại nón đặc trưng của vùng đất kinh Bắc,… Và rất nhiều loại nón khác trải dài trên khắp lãnh thổ nước ta.

   Trước đây, khi ta còn chưa có những vật dụng che chắn khác như ô thì nón lá chính là người bạn đồng hành thân thuộc của tất cả mọi người vào ngày mưa rào cũng như ngày nắng nóng. Những ngày hè oi ả, dùng chiếc nón quạt cũng bớt đi phần nào nóng bức. Hay những ngày mưa bão, nón cũng là công cụ đắc lực để tránh ướt. Trong cuộc sống hiện đại, dù đã có nhiều phương tiện khác nhau để che nắng, che mưa nhưng nón lá vẫn giữ nguyên giá trị nó. Nón lá trở thành biểu tượng của Việt Nam, mà mỗi khi nhắc đến ban bè quốc tế sẽ lập tức nhớ đến một Việt Nam thân thiện, xinh đẹp. Không chỉ vậy, nón lá còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các thi nhân. Chiếc nón bài thơ đã trở thành biểu tượng của xứ Huế mộng mơ với những cô nữ xinh duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài, uyển điệu trong chiếc nón lá, rất dân tộc, thấm đẫm phong vị Việt Nam:

   Sao anh không về thăm quê em

   Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

   Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

   Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

(Nguyễn Khoa Điềm)

   Dù trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, biến bao biến động dữ dội của thời đại, nhưng chiếc nón vẫn vững bền cùng con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Chiếc nón là là một trong những biểu tượng đẹp đẽ của dân tộc Việt. Là thế hệ trẻ chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị của nó.

Bài văn mẫu 2

   Nhắc đến biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc áo dài thướt tha, mềm mại cùng với chiếc nón lá duyên dáng tuyệt vời. Phải chăng chính vì sự gần gũi, hữu ích và vẻ đẹp giản dị nhưng thanh cao, mà chiếc nón lá đã trở thành một trong những hình ảnh tượng trưng cho nền văn hóa Việt?

Xem thêm:  Soạn bài Tình thái từ ngắn nhất

   Nón lá thường được biết đến là một vật dụng dùng để che mưa che nắng. Về nguồn gốc hình thành, nón lá chính thức có từ khi nào thì chúng ta còn chưa tìm hiểu được chính xác. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều làng nghề làm nón truyền thống ngàn đời như làng Đông Giao ở Phú Thọ, làng Phủ Cam (Huế), … Những làng nghề này ngoài việc sản xuất nón phục vụ nhu cầu thị trường, còn là những điểm tham quan du lịch để du khách có thể đến để tìm hiểu về lịch sử chiếc nón lá Việt Nam.

   Nhìn chung, nón lá thường được cấu tạo đơn giản. Nón có thể được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá dừa hay lá cối,… nhưng phổ biến nhất vẫn là lá nón. Nón thường có hình chóp. Khung bên trong được đan bằng những nan tre nhỏ, sau đó bên ngoài sẽ bao quanh bởi lá nón, lớp vỏ bao quanh này được cố định bằng các sợi chỉ hay các sợi cước. Một bộ phận quan trọng khác của nón là dây đeo dây đeo, thường sẽ làm bằng vải mềm hoặc nhung lụa để có thể giữ ở dưới cằm khi đội.

   Quy trình làm ra một chiếc nón lá không quá phức tạp, nhưng lại đòi hỏi ở người thợ thủ công sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo. Đầu tiên, người ta sẽ lấy từng chiếc lá nón, làm cho phẳng rồi ghép chúng lại với nhau, khoảng 24 cho đến 25 chiếc lá cho một khuôn nón. Công đoạn tiếp theo, thợ thủ công dùng dây cột thật chắc những chiếc lá nón này lại, san đều trên một chiếc khuôn hình chóp được đan, uốn sẵn từ những thanh tre. Ở hai đầu đối diện bên trong nón, người thợ sẽ thường dùng chỉ kết thành hai bên đối xứng và chéo nhau để lấy chỗ buộc quai nón. Quai nón thường sẽ là một dải nối dài có chiều ngang khoảng 4 cm. Để trang trí, nón thường được thêu ở mặt trong những bức tranh phong cảnh đơn giản và được phủ thêm một lớp bóng bên ngoài để tăng vẻ đẹp và độ bền.

   Nón lá bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Chúng ta có nón quai thao, nón rơm, nón bài thơ (trong nón có thêu một vài câu thơ)… Trong đời sống hàng ngày, chiếc nón lá vô cùng hữu ích, đó chính là dùng để che nắng che mưa. Với đặc tính là vành tương đối rộng, người sử dụng sẽ không lo bị ướt mỗi khi trời mưa hay không lo bị nắng chiếu vào. Không chỉ che nắng, che mưa cho người sử dụng mà chiếc nón lá còn trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ ngàn đời, phụ nữ Việt trong tà áo dài và đội chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp cho dân tộc. Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá được sử dụng như là một đạo cụ trong biểu diễn, múa nón trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian.

   Mặc dù ngày nay, chiếc nón lá đang dần thu hẹp vị trí và khả năng ứng dụng của nó, thay vào đó là những loại nón mũ tiện dụng thời trang hơn du nhập từ nước ngoài. Song, chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử mà chiếc nón lá mang lại. Đây là một vật dụng truyền thống cần được bảo tồn và lưu giữ.

   Chính bởi sự phổ biến trên khắp mọi miền đất nước và lưu giữ truyền thống dân tộc, chiếc nón lá đã cùng với tà áo dài thướt tha trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Nhiều người Việt xa xứ, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá, luôn có cảm giác như quê hương đang hiện ra trước mắt, gần gũi và thiêng liêng đến lạ kì.

Bài văn mẫu 3

Sao anh không về thăm em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.
 (Bài thơ đan nón - Nguyễn Khoa Điềm)

   Nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên quanh năm nóng lắm, mưa nhiều. Cùng với tà áo dài thướt tha, tự bao giờ chiếc nón lá Việt Nam đã sinh ra và sống mãi theo bề dài của lịch sử văn hóa Việt Nam, và đi vào thơ ca, nhạc họa. Sau đây chúng ta hãy đi vào tìm hiểu thêm về chiếc nón lá đáng yêu này.

   Không ai xác định được nón lá có từ bao giờ. Nhưng hình ảnh của nón lá đã có trên hình trống đồng Ngọc Lũ và trên tháp đồng Đào Thịnh từ khoảng 2500 đến 3000 năm trước. Nón lá có nhiều như nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, dùng cho ngưỡi cưỡi ngựa), nón quai thao (sản xuất ở miền Bắc thế kỉ XX), nón thúng và thứ nón thúng nổi tiếng là nón Ba Tầm và nón bài thơ (ở Huế).

Xem thêm:  Soạn bài So sánh ngắn nhất

   Về cấu tạo, nón là một loại nón phần lớn được làm bằng lá buông, lá dừa, lá gồi, lá cọ, là hồ hay lá du quy diệp, cùng với tre trúc là nguyên liệu làm vành nón. Vật liệu đơn sơ bao nhiêu thì ngược lại, công phu làm nón lại tỉ mỉ bấy nhiêu.

   Muốn làm một chiếc nón lá, đầu tiên phải có một cái khung làm nón. Khung làm nón này là một khối, hình chóp, làm bằng gỗ, hình dáng nó thô hay thanh do tùy vùng miền. Nón lá Huế có dánh thanh hơn nón lá Nam Bộ vì độ rộng nhiều và độ sâu của khung ít hơn.

   Sau đó, phải đi lựa mua lá loại vừa tầm, phơi trong nắng chiều cho hơi se lại. Snag hôm sau, ủi lá sao cho lá phẳng, láng mà không cháy trên những dụng cụ riêng. Sau khi tỉa bớt những đầu thừa đuôi thẹo của lá, đến giai đoạn chuốt nan tre. Việc này có thể do nam hay nữ làm, nhưng phải chuốt đều, bằng tre còn tươi, uốn thành những vồng tròn bóng bẩy, dẻo dai, cột lại bằng dây cước rồi xếp vào khuôn gỗ theo thứ tự từ nhỏ nhất ở đỉnh nón và lớn dần… đến vành thứ mười sáu là vành cuối cùng. Kể đến, xếp lá lên đều đặn rồi bắt đầu chằm nón bằng kim nhỏ và những sợi cước trong suốt, mảnh như sợi chỉ, chạy theo mười sáu vành ấy. Chiếc nón đẹp hay xấu, có giá trị cao hay không còn do mũi khâu nhỏ hay to. Mũi khâu càng tỉ mỉ, chiếc nón càng mịn và đẹp, được xếp vào loại đắt tiền, dành cho những phụ nữa khuê các sang trọng sủ dụng.

   Nón bài thơ xứ Huế do một người tên là nghệ nhân Bùi Quang Bặc sáng chế ra vào những năm 1960, ngoài những nguyên liệu của nón lá khác, ông đã lấy giấy mỏng cắt thành những câu thơi, câu ca tình tứ, ép vào giữa hai lớp lá.

   Khi soi lên nắng, hiện lên những câu thơ chan chứa hồn người bên cạnh hình ngôi chùa Thiên Mụ hay phong cảnh núi Ngự sông Hương.

   Dù nón lá có nhiều loại, nhưng công dụng chung của nón là thật đa dạng. Ngoài việc che mưa tránh nắng, người đi xa, khát nước có đôi khi ghé vào dòng sông hay chiếc ao đầu làng mà múc nước giải khát, rửa mặt.

   Nó còn có mặt khi người phụ nữ làm đồng, đi chợ, bán buôn hay chơi hội. Kèm theo nón lá là chiếc quai lụa, làm tôn lên vẻ yêu kiều sang quý của người phụ nữ Việt.

   Chiếc nón còn làm duyên cho người con gái, phù hợp với nét tính cách kín đáo, tế nhị Á Đông, dưới vành nón, ẩn hiện một đôi mắt, một nụ cười hay che lấp một tâm trạng khó bày tỏ…. đó chính là cái duyên của chiếc nón lá Việt Nam:

"Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón
Trời mùa thu mây che có nắng đâu?"
            (Thơ Trần Quan Long)

   Ca dao còn rất nhiều câu lục bát hay nói về nón lá như:

   Anh về Bình Định ba ngày
Dặn mua chiếc nón lá dày, không mua.

   Ở các vùng làm nón, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón đi ngựa; còn những nhà nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đầu, nên ca dao có câu

   Cưới nàng đôi nón Gò Găng
Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn

   Hay:

   "Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu"
                         (Ca dao)

   Nếu nói đến các loại hình nghệ thuật múa, nước ta còn có điệu múa nón, và bao hình ảnh nghệ thuật, hội họa cũng lấy nón lá làm đề tài.

   Đó là cái duyên thầm kín của văn hóa Việt mà du khách nước ngoài chẳng quản đường xa, thường mua về châu Âu, châu Mỹ sau khi rời đất nước ta.

   Dù bây giờ đời sống thị thành trên chiếc xe gắn máy cần kèm theo chiếc nón bảo hiểm, nhưng chúng ta hy vọng nón lá Việt Nam còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Một người Việt xa xứ, giảng dạy ở Đại học Washington đã có những suy nghĩ rất hay về nón lá: “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu mũ, nón của nhiều nước và nhiều dân tộc, nhưng chưa thấy kiểu nón nào bình dị, đoan trang, yêu kiều và duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam”.

Bài văn mẫu 4

   “Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ/ Mang hình bóng quê hương,/ Lợp vào đây trăm mến ngàn thương/ Nón bài thơ, em đội nón bài thơ đi đón ngày hội mới/ Nước non ta nay một giải vẹn tròn, như chiếc nón bài thơ”. Chiếc nón không chỉ là một vật dụng quen thuộc, hữu ích trong cuộc sống con người, mà từ lâu đời chiếc nón đã trở thành biểu tượng của đời sống, tâm hồn con người Việt. Chiếc nón thật quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về nguồn gốc, cấu tạo,… của chiếc nón.

   Chiếc nón ra đời cách đây đã hàng nghìn năm. Trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn người ta đã tìm thấy hình ảnh chiếc nón lá. Nón lá đã gắn với đời sống vật chất, tinh thần của ông cha ta.

Xem thêm:  Nhận xét về âm điệu, nhịp diệu của bài thơ Sóng

   Nón lá được cấu tạo bằng tre và các loại lá như lá cọ, lá nón, lá hồ,… Nón của ta đa phần được cấu tạo là hình chóp nhọn, một số loại nón khác có thể được làm kiểu rộng bản, mặt bên trên để phẳng, và chúng thường có đường kính rộng hơn nón chóp. Nón thường được xếp trên một khung gồm các nan tre được vót nhẵn và uốn thành hình vòng cung, sao cho thật tròn và đẹp, sau đó chúng được cố định lại bằng các sợ chỉ chắc chắn, nếu không dùng chỉ có thể dùng các sợi tơ tằm hoặc sợi cước,… miễn là có thể tạo sự chắc chắn cho khung nón.

   Một chiếc nón nhìn rất đơn giản, nhưng để tạo được một chiếc nón đẹp, chất lượng cao lại đòi hỏi tay nghề và quá trình làm hết sức công phu, cần sự tỉ mỉ và chính xác của người thợ. Trước hết, công đoạn quan trọng nhất là tạo khung nón, một chiếc khung nón tròn chịa, chắc chắn là cở sở đầu tiên để làm nên một chiếc nón bền đẹp. Khung nón sử dụng các thanh tre được vuốt mỏng, dẻo dai với đường kính khác nhau, cái to nhất đường kính khoảng 40 – 50 cm, cứ như vậy nhỏ dần cho đến cái cuối cùng chỉ còn độ 2cm. Tất cả những vòng tròn này được xếp đều trên một chiếc khuôn hình chóp. Tiếp đó chúng ta cần chuẩn bị lá nón, lá nón cần được mang về phơi khô cho trắng, để tránh bị ẩm mốc cần xếp chúng vào các túi ni lông. Khi dùng lấy lá nón kéo cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên của lá, tiếp đó dưới đôi bàn tay khéo léo của các thợ thủ công chúng được khâu lại với nhau từ 24-25 chiếc lá lại với nhau tạo hình chóp, rồi xếp đều lên khuôn nón. Nhưng nếu chỉ có một lượt lá mỏng như vậy, nón khi sử dụng vào trời mưa sẽ nhanh chóng bị mục nát và hỏng, bởi vậy để tăng độ bền và sự cứng cáp cho nón, những người thợ thủ công còn xếp thêm lớp lá nón nữa vào những khe hở. Lá nón cần được xếp một cách tỉ mỉ, không quá thưa cũng không quá dày, khi đã xếp xong, cần cắt phần lá còn thừa ở đuôi. Công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây buộc chặt lá nón được trải đều trên khung và bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón để chằm nón thành hình chóp. Chỉ khâu có thể dùng sợi cước trắng để tránh mất mĩ quan cho nón mà lại rất bền. Đôi bàn tay của người thợ thoăn thoắt khâu như đang múa, chẳng mấy chốc chiếc nón đã được khâu xong. Nhưng khâu xong chiếc nón vẫn chưa hoàn thiện, để nón được đẹp và bền hơn người ta còn quét phủ một lớp dầu bóng lên bề mặt nón. Ngoài ra để làm chiếc nón thêm phần đẹp đẽ, có thể trang trí thêm tranh ảnh, vẽ lên bề mặt nón,… Phía trong mặt nón còn có một sợ dây buộc ngang tạo thành quai nón, để khi dùng không bị bay mất. Quai nón có thể được làm bằng vải nhung, lụa, the,… với sắc màu đa dạng, phù hợp với nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng.

   Nón được phân thành nhiều loại khác nhau chủ yếu dựa trên nguyên liệu làm nón và hình dáng nón. Nón quai thao, thường chỉ có miền Bắc, mặt trên bằng, dùng để đi lễ hội; nón bài thơ ở Huế, nón lá mỏng có những bài thơ bên trong; nón rơm được làm bằng những sợi rơm đã được ép cứng; nón thúng có hình bầu giống cái thúng;… nhưng loại phổ biến nhất vẫn là nón hình chóp. Nón hiện nay chủ yếu được sản xuất ở những địa phương như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…

   Chiếc nón có nhiều giá trị, ý nghĩa với con người cả trên phương diện vật chất và tinh thần. Trước hết nón có công dụng che mưa, che nắng cho con người, thời xưa nón là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong những ngày hè nóng bức chiếc nón còn trở thành quạt, xua tan cái oi nóng của mùa hè,…

   Không chỉ vậy nón còn khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho con người. Đến với xứ Huế mơ mộng, trong mỗi chiếc nón lại có những bài thơ gửi gắm nỗi niềm tâm sự của người mang nó. Chiếc nón lá còn đi vào thơ ca, nhạc họa:

   “Sao anh không về thăm quê em

   Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

   Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

   Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

   Những điệu múa nón dịu dàng, uyển chuyển làm say đắm lòng người. Đối với du khách nước ngoài, họ đặc biệt yêu thích những chiếc nón lá của người Việt.

   Cuộc sống con người ngày càng phát triển, đã có nhiều phương tiện mới ra đời thay thế cho chiếc nón. Nhưng không vì thế chiếc nón mất đi vị trí ý nghĩa của mình. Nón lá là hình ảnh đẹp biểu tượng cho tâm hồn, con người Việt Nam, là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu