Câu hỏi ôn tập bài Chiếc lá cuối cùng chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Chiếc lá cuối cùng chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chiếc lá cuối cùng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi: Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Thể loại: truyện ngắn

Câu hỏi: Ngôi kể của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là ngôi thứ mấy?

Trả lời:

– Ngôi kể: ngôi thứ 3

Câu hỏi: Ý nghĩa của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” mang lại là gì?

Trả lời:

– Ý nghĩa: đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” trên đây của O.Hen-ri đủ chứng tỏ truyện dược xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” .

Trả lời:

– Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường ngắn nhất

– Nghệ thuật:

+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn

+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Câu hỏi: Nhan đề của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.

– Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính- nghệ thuật vì con người.

Câu hỏi: Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ?

Trả lời:

– Các nhân vật trong truyện sợ sệt lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết

Câu hỏi: Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”?

Trả lời:

– Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là: Do chiếc lá cuối cùng đã chống chọi với mưa bão nên Giôn-xi đã quyết định phải sống mạnh mẽ như chiếc lá đó

Xem thêm:  Qua cảnh tượng vườn bách thú (hiện tại) và cảnh núi rừng đại ngàn (quá khứ), chỉ ra những tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng”. Tâm trạng ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời?

Câu hỏi: Hãy lí giải vì sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác?

Trả lời:

– Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.

– “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời.

Câu hỏi: Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Nêu tác dụng của cách kết thúc truyện đó.

Trả lời:

– Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:

Xem thêm:  Tả một cây non mới trồng năm 2021

+ Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.

+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi, để lại một tác phẩm để đời cứu rỗi một sinh mệnh

→ Tác dụng của các kết thúc: Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề, để lại dư âm, suy nghĩ sâu lắng trong lòng người đọc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu