Thuế máu – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Thuế máu – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Thuế máu Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Thuế máu trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Thuế máu

* Tóm tắt: Văn bản gồm 3 phần

Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ: trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, thực dân Pháp chỉ coi chúng ta như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Khi chiến tranh chúng đã bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả là rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường xa xôi.

Phần 2: Chế độ lính tình nguyện: Chúng gọi chế độ bắt lính của chúng là chế độ lính tình nguyện nhưng lại dùng đủ mọi mánh khóe, chiêu trò để người dân đi lính, thậm chí bắt trói, đánh đập.

Phần 3: Kết quả của sự hi sinh: Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng lại đối xử với dân ta như với súc vật, chúng lột hết đồ mà dân ta phải tự bỏ tiền ra mua. Bằng việc nói lên sự thật này, tác giả muốn nhân dân Pháp cũng như nhân dân toàn thế giới biết được bộ mặt của thực dân Pháp.

Xem thêm:  Suy tư, trăn trở về cội nguồn của tình yêu qua khổ 3, 4 trong bài thơ Sóng

B. Tìm hiểu tác phẩm Thuế máu

1. Tác giả

Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) đây là tên gọi của Bác Hồ khi mới sang Pháp, được dùng từ năm 1919-1945

– Người thường dùng văn chương làm vũ khí

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

– Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tiên tại Pari năm 1925. Năm 1946 xuất bản tại Việt Nam, được tái bản nhiều lần

– Tác phẩm gồm 12 chương là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của thực dân, phản ánh cuộc sống khốn cùng của người dân thuộc địa

– Văn bản được trích từ chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp

b, Bố cục : 3 phần

– Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ

– Phần 2: Chế độ lính tình nguyện

– Phần 3: Kết quả của sự hi sinh.

c, Thể loại: Văn chính luận

d, PTBĐ: nghị luận

e, Ý nghĩa nhan đề:

Người dân thuộc địa phải chịu một thứ thuế bất công vô lí: bị bóc lột xương máu, phải đóng thuế bằng chính mạng sống của mình.

Phơi bày bản chất, tội ác tàn bạo, ghê tởm, vô nhân đạo của bọn thực dân và gợi lên số phận thảm thương của những người dân thuộc địa.

Bày tỏ sự mỉa mai và thái độ căm phẫn của tác giả đối với tội ác mà bọn thực dân gây ra với người dân thuộc địa.

f, Giá trị nội dung:

Tác giả tố cáo lên án bộ mặt giả nghĩa của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa, đồng thời, cảm thương khích lệ tinh thần đấu tranh để giải phóng dân tộc của nhân dân.

Xem thêm:  Soạn bài Tổng kết phần văn ngắn nhất

g, Giá trị nghệ thuật:

– Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình

– Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo

– Giọng điệu trào phúng đặc sắc

– Ngôn từ mang màu sắc châm biếm

– Thủ pháp tương phản, đối lập

C. Sơ đồ tư duy Thuế máu

Thuế máu

D. Đọc hiểu văn bản Thuế máu

1. Chiến tranh và người bản xứ

a, Thủ đoạn của quan cai trị với người bản xứ.

* Lời nói tráo trở

– Trước chiến tranh:

+ Xem dân bản xứ là những tên da đen, An-nam-mít bẩn thỉu

+ Chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị

– Chiến tranh bùng nổ:

+ Được tâng bốc, vỗ về “con yêu”, “bạn hiền”

+ Được phong tước hiệu cao quý “chiên sĩ bảo vệ công lý tự do”

⇒ Giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai bộc lộ bản chất dối trá, thủ đoạn lừa bịp của bọn thực dân

* Hành động:

– Vây bắt, cưỡng bức

– Trói xích, nhốt người, đàn áp dã man

– Lợi dụng bắt lính để kiếm tiền

– Bắt dân thuộc địa xa vợ con, phải phơi thây trên chiến trường, biến thành vật hi sinh…

⇒ Vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân

b, Số phận người dân bản xứ:

– Đột ngột xa lìa vợ con đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu

– Những người ở hậu phương làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng, nhiễm luông khí độc

– 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp, 8 vạn không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình.

⇒ Tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong lòng các dân tộc thuộc địa

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học chọn lọc

– Nghệ thuật: liệt kê các số liệu hiện thực, hình ảnh chân thực, giọng điệu giễu cợt, xót xa

⇒ Thể hiện số phận cay đắng, thảm thương của người dân bản xứ

2. Chế độ lính tình nguyện.

a, Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của chính quyền thực dân

– Tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ

– Sau đó đến con nhà giàu: đi lính hoặc xì tiền ra, sinh chuyện thì sinh sự, giam lại

b, Phản ứng của người dân bị bắt:

– Tìm mọi cơ hội để trốn thoát

– Tự là mình nhiễm phải nhiều bệnh nặng nhất: đau mắt chảy mủ

c, Sự thật về chế độ lính tình nguyện

– Tốp bị xích tay điều về tỉnh lị

– Tốp bị nhốt trong trường học có lính gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên lòng sẵn.

– Những cuộc biểu tình, bạo động ở Cao Miên và Sài Gòn

⇒ Không dựa trên sự tình nguyện nào, gây nên nhiều chết chóc, bệnh tật nguy hiểm.

3. Kết quả của sự hi sinh.

– Khi đại bác ngấy thịt đen, thịt vàng mặc nhiên họ trở lại “giống người bẩn thỉu”

– Bị bóc lột hết của cải

– Bị đánh đập

– Nghệ thuật:

+ Dùng kiểu câu nghi vấn

+ Lặp cấu trúc “chẳng những … đó sao”

+ Lập luận phản bác, mâu thuẫn trào phúng.

⇒ Làm rõ bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn, bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp đối với lính tình nguyện Việt Nam. Cái giá của “Thuế máu” mà người lính được trả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu