/tmp/qzxon.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Phiên âm
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Dịch nghĩa
Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.
Dịch thơ
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
1. Tác giả
*Tiểu sử:
– Lý Bạch (701 – 762) tự Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc).
– Khi 5 tuổi, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).
– Lí Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.
– Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và đến năm 16 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng sau này, ông bỏ lên núi Đái Thiên Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.
*Sự nghiệp văn học:
– Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.
– Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là Thi tiên.
– Thơ ông hiện còn trên 1000 bài.
– Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.
– Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, là người bạn văn chương rất thân thiết của Lý Bạch.
– Bài thơ được sáng tác khi tác giả tiễn bạn đi Quảng Lăng tại lầu Hoàng Hạc.
b. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
d. Bố cục: 2 phần
– Hai câu thơ đầu: cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu.
– Hai câu còn cuối: cảm xúc của tác giả.
e. Chủ đề: Ca ngợi tình bạn chân thành, sâu sắc.
f. Giá trị nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thòi thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý hơn tình cảm bạn bè – một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.
g. Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng g ý tại ngôn ngoại.
– Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
1. Hai câu đầu
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
(Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng)
– Không gian tiễn biệt: lầu Hoàng Hạc → nơi thanh cao, thoát tục,
+ Lầu Hoàng Hạc thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
+ Là một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, gắn với truyền thuyết vị tiên Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay lên trời cao.
– Thời gian tiễn biệt: tháng ba mùa hoa nở rộ → Mùa xuân, khung cảnh đẹp thơ mộng
– Cách gọi bạn: “Cố nhân” → Bạn tri âm, gắn bó thân thiết.
→ Bức tranh hoa lệ với hình đẹp và không khí gợi cảm
⇒ Bên trong không khí bịn rịn của buổi tiễn đưa ta thấy được nỗi lo âu của người tiễn đưa khi phải tiễn bạn đến nơi phồn hoa đô thị, nơi náo nhiệt bon chen (Dương châu) không giống với chí hướng và tâm hồn của bạn.
2. Hai câu sau
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
(Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.)
– Cô phàm: Cảnh buồn lẻ loi cô độc >< dòng sông mênh mông gợi nhiều tâm trạng.
+ Người ở lại cảm nhận được nổi buồn của người ra đi.
+ Người đưa tiễn dõi mắt theo bóng con thuyền chở bạn đi xa đã khuất vào bầu không gian mênh mông.
→ Câu thơ thể hiện tâm trạng vừa bịn rịn, lưu luyến, vừa cô đơn, lẻ loi của nhà thơ.
– Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu:Trước mắt người ở lại chỉ còn hình ảnh dòng sông chảy ngang lưng trời.
→ Không gian được mở rộng đến mênh mang, tô đậm cảm giác hụt hẫng, trống trải, đơn côi của tác giả.
– Chỉ duy nhất thấy dòng sông Trường Giang chảy ngược lên trời.
– Bút pháp lãng mạn bay bổng của nhà thơ gợi lại truyền thuyết Hạc vàng bay vút trời xanh.
→ Cảnh và tình hòa quyện thể hiện niềm nhớ thương, lưu luyến với người bạn thân đi xa.