/tmp/cblsf.jpg Soạn văn lớp 7 ngắn nhất năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn văn lớp 7 ngắn nhất năm 2021


Soạn văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 ngắn nhất năm 2021

Tuyển tập các bài soạn văn 7 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 7 hơn.

Soạn văn lớp 7 Tập 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Soạn văn 7 kì 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34

Tổng hợp Tác giả – tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay, chi tiết

Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 7 Học kì 1

Tác giả – tác phẩm Ngữ văn 7 Học kì 2

Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 7 chọn lọc

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 1

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2

Soạn bài Cổng trường mở ra

Câu 1 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1): Tóm tắt văn bản 1 vài câu ngắn gọn ( Tác giả viết về cái gì, việc gì)

Tác giả viết về tâm trạng của cả mẹ và con ngày khai trường đầu tiên của con, bước vào lớp Một. Mẹ thì cực kì lo lắng, chuẩn bị cho con đầy đủ tất cả mọi thứ con thì vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, cũng háo hức trước ngày khai trường nhưng cảm xúc đó nhanh chóng bị chìm vào giấc ngủ. Người mẹ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ, liên tưởng lại về ngày đầu tiên di học của mẹ. Người mẹ còn bày tỏ quan niệm về nền giáo dục, vai trò của giáo dục trong xã hội hiện nay.

Câu 2 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1): Tâm trạng của mẹ và đứa con trước ngày khai trường.

* Tâm trạng người mẹ:

– Thao thức, trằn trọc: ” Thực sự mẹ lo lắng tới mức không ngủ được. Mẹ tin đứa con trai của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trừng…”

– Không ngủ được: “… Mẹ không lo nhưng mẹ cũng không ngủ được, cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…”

– Suy nghĩ miên man: Mẹ suy nghĩ về kỉ niệm ngày xưa mẹ lần đầu tiên mẹ tới trường ” mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại tới gần ngôi trường…”

* Tâm trạng đứa con: Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một, nhwung con cũng cũng nhanh chóng quên đi những mối bận tâm đó bởi sự vô tư của con: “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”

Câu 3 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1): Người mẹ không thể ngủ được vì

– Mẹ lo lắng cho con

– Mẹ nôn nao nhớ lại kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên trong đời mẹ.

– Mẹ hiểu được tầm quan trọng lớn lao của ngày khai trường đầu tiên đối với con trẻ, đời người.

* Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

Xem thêm:  Chiếu dời đô - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày ” hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

– Ngày còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò vào lớp Một đến trường gặp thầy mới và bạn mới.

– Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Mẹ còn chơi voi hốt hoảng khi cổng tường đóng lại, …

Câu 4 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1):

Xét về câu chữ có thể coi người mẹ đang nói trực tiếp với con, nhưng thực chất mẹ đang tự nói với mình – độc thoại nội tâm – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con, lo lắng, xúc động khi đứa con đã lớn, bước vào cánh cửa giáo dục mới, phải xa rồi vòng tay của mẹ, tới với vùng tri thức mới. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1):

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: ” Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường này là một thế giới diệu kì sẽ mở ra”.

Ý nghĩa của câu nói: Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.Khi con người ta bước vào cánh cửa đó sẽ được học tập và rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Câu 6 (trang 8 sgk Văn 7 Tập 1): Thế giới diệu kì mà người mẹ có nhắc trong tác phẩm, cá nhân em cảm nhận được đó là:

– Một môi trường giáo dục để em biết thêm nhiều vùng tri thức mới.

– Môi trường bồi đắp biết bao tình cảm tốt đẹp: Thầy trò, bạn bè

– Mở ra một cánh cửa cho tương lai tươi sáng hơn.

Nhận xét, ý nghĩa: Bài văn như một bài nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng, gợi ra trong lòng người đọc những cảm xúc mãnh liệt nhất về ngày khai trường đầu tiên vào lớp một: đối với các em nhỏ đó là sự hồi hộp, lo lắng xen lẫn niềm vui, bỡ ngỡ khi bước vào thế giới khác; đối với cha mẹ là những cảm xúc vui vì con đã khôn lớn nhưng cũng vô cùng lo lắng khi con tiếp xúc với môi trường giáo dục mới. Ngoài ra, ta còn thấy được vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Văn 7 Tập 1):

Có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một là ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm nhất bởi lẽ: Nó là ngày khai trường đầu tiên của mỗi con người để bước vào vùng trời tri thức mới, được làm quen và gặp gỡ thầy cô và bạn bè, lúc đó dù còn nhỏ nhưng mỗi con người cũng đã nhận thức được điều đó.

Câu 2 (trang 9 sgk Văn 7 Tập 1): Đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em về ngày khai trường

Ai cũng có những kỉ niệm riêng về ngày khai trường, nhưng với tôi kỉ niệm đáng nhớ nhất là được gặp người bạn thân nhất của tôi. Đó là mùa khai giảng vào lớp một, lúc đó tôi là cô bé nhút nhát, được mẹ cho mặc bộ váy đồng phục sạch tinh tươm tới trường. Tôi vừa vui háo hức, vừa lo lắng. Sau khi mẹ dắt tôi tới cửa lớp để chuẩn bị vào lớp nhận cô giáo và các bạn mới thì mẹ về. Vốn dĩ nhút nhát, hay được mẹ chiều nên sau khi mẹ vừa ra khỏi lớp là tôi bắt đầu mếu máo, sợ hãi, muốn về cùng mẹ. Tôi nhất quyết không vào chỗ ngồi mà đứng khóc tại cửa lớp, cô giáo bảo tôi cũng không nghe. Cho tới khi một cô bé với mái tóc bím hai bên, đôi mắt to tròn, nở nụ cười tới lau nước mắt cho tôi, dỗ tôi và đưa tôi vào lớp thì lúc đó tôi mới đỡ sợ để vào lớp. Người đó chính là Lan, cô bạn thân xinh đẹp và tốt bụng của tôi. Cho dù đến tận bây giờ lên lớp 7 nhưng tôi và Lan vẫn rất thân vơi nhau như hai chị em. Kỉ niệm về ngày khai trường bỡ ngỡ, xúc động được làm quen với thầy cô, bạn mới và đặc biệt quen Lan là niềm hạnh phúc đáng nhớ nhất của tôi.

Xem thêm:  Kể câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu năm 2021

Soạn bài Mẹ tôi

Câu 1 (trang 11 sgk Văn 7 Tập 1): Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì:

– Nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

– Người bố viết thư cho con vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, người bố muốn con nhận ra lỗi lầm của mình, qua đó để giáo dục con cần phải kính trọng, yru thương mẹ

– người đã sinh thành và hết mực yêu thương nuôi nấng mình.

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Thái độ của người bố đối với En – ri –cô qua bức thư là: buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô, nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm đó và phê bình thái độ của con.

Dựa vào 1 số lời nói, nghiêm khắc phê bình En – ri – cô của người bố mà ta biết được điều đó như:

“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

– “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

– “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

– “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.

Lí do khiến ông bố có thái độ đó là: Ông bố rất mực yêu thương đứa con, hiểu được nỗi vất vả mà người mẹ đã sinh thành và nuôi nấng En – ri – cô ra sao, và quan trong nhất bố muốn con nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa.

Câu 3 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

      +Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.

      +Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.

      +Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con….

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô cũng giống như bao người mẹ khác, hết mực yêu thương, lo lắng, quan tâm nuôi nấng và chăm sóc con, đặc biệt ta thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và bất diệt mà người mẹ đã dành cho con.

Câu 4 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố vì:

– Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng, sâu sắc giữa mẹ và En-ri-cô khiến cậu bé nhớ lại những kỉ niệm đó.

Xem thêm:  Tả cảnh đẹp Sapa năm 2021

– Thái độ nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của En – ri –cô và sự kiên quyết yêu cầu cậu bé nhận lỗi khiến cậu nhận ra lỗi lầm của mình.

– Sau đó, bố dùng những lời nói chân thành, thủ thỉ để khuyến khích cậu bé mạnh dạn xin lỗi mẹ

– En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.’’

Câu 5 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lựa chọn cách viết thư, vì:

– Nếu bố nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm chế được sự tức giận trong lòng bố, dễ dẫn tới những lời nói khó nghe với con

– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị, đặc biệt khi đối tượng giao tiếp là bố và con trai.

– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng, nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới phản tác dụng, đứa bé thậm chí không nhận ra lỗi mà còn phản kháng mạnh mẽ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1):

Chọn một đoạn trong bức thư của bố En – ri – cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con: ” dù con có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối cần được chở che… Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En – ri – cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mạ là tình càm thiêng liêng hơn cả…”

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 7 Tập 1): Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.

Tôi rất yêu quý mẹ, mẹ vừa là mẹ, vừa là người bạn tâm tình chia sẻ của tôi. Tôi nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ tôi làm mẹ buồn cho đến khi tôi trót làm mẹ buồn. Hôm đó, sinh nhật mẹ, theo lẽ thông thường nhà tôi sẽ ăn uống một bữa tiệc nho nhỏ tại nhà để chúc mừng mẹ. Thế nhưng hôm đó, bố lại cho cả gia đình tôi đi ăn nhà hàng và đi xem phim. Bộ phim mà bố chọn là bộ phim mà tôi rất thích. Khi đến rạp chiếu phim, mẹ chỉ tôi đi mua vé, vì bộ phim đã chiếu nên tôi không thấy có ai ngồi đó bán vé nữa, nhưng tôi rất thích xem bộ phim đó nên đã trách mẹ đến rạp chiếu phim quá muộn. Mẹ đã buồn nhưng tôi không để ý, tôi cứ bắt mẹ đi tìm cô bán vé để mua vé vào xem phim. Một lúc sau mẹ cũng mua được vé cho tôi, nhưng vào xem phim tôi còn trách mẹ lề mề làm lỡ mất những chỗ hay của bộ phim. Tôi thấy mẹ khóc cả trong rạp chiếu phim. Về nhà vì giận mẹ nên tôi không nói gì, cho tới lúc đi ngủ, bố vào phòng tôi chỉ ra lỗi sai của tôi, nghiêm khắc phê bình tôi. Tôi lúc đó mới nhận ra lỗi và xin lỗi mẹ.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bức thư của người bố dành cho đứa con trai của mình, ta thấy được tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái; đồng thời phê phán thái độ vô lễ, thiếu lễ độ đối với cha mẹ, bài học nhận thức cho những đứa con chẳng may vô lễ với cha mẹ mình. Hình thức bài văn là bức thư ngắn gọn nhưng bày tỏ cảm xúc tế nhị, kín đáo.

………………………………

………………………………

………………………………

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu