/tmp/qppdi.jpg
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 8: Khác biệt và gần gũi sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em cảm thấy ngưỡng mộ, khâm phục bạn.
– Em có suy nghĩ mình cần phải học hỏi bạn nhiều điều hơn nữa.
Câu 2 (trang 53 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Trong cuộc sống mỗi người đều có quyền thể hiện cái riêng của mình. Nhờ đó mà cộng đồng mới có sự đa dạng, phong phú. Hơn nữa, cái riêng còn là yếu tố quyết định giá trị của mỗi con người.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?
– Vào bài bằng cách dẫn lại trực tiếp những câu nói của người mẹ.
– Kể chuyện cũng là cách để nêu vấn đề cần bàn luận.
2. Theo dõi: Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?
– Lí do:
+ Muốn con thông minh, giỏi giang.
+ Muốn con được tin yêu, tôn trọng.
+ Muốn con thành đạt.
+ Không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
. Theo dõi: Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?
– Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau.
+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….
+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…
4. Suy luận: Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?
– Tạo ấn tượng, mở rộng vấn đề khiến cho mọi người đọc đều phải suy nghĩ.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.”
Câu 2 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề: “Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn lên….. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”
b. Đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề: “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực …. Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng … nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”
Câu 3 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Văn bản có nêu 2 khía cạnh : sự giống và khác nhau giữa mọi người. Nhưng ý nghĩa của sự khác nhau mới là điều mà văn bản muốn khẳng định.
– Từ đó thấy được tầm quan trọng của cá thể, của giá trị riêng biệt, độc đáo ở mỗi con người.
Câu 4 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Cái lí ở đây là:
+ Mặc dù trên đời này, mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng giữa mọi người vẫn có những điểm giống nhau.
+ Cho nên noi theo những điều tốt, những ưu điểm, những mặt mạnh của một ai đó để tiến bộ là điều rất cần thiết.
Câu 5 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
– Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau.
+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….
+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…
– Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.
…………………………
…………………………
…………………………
* Trạng ngữ
Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ” → trạng ngữ chỉ thời gian.
b. “Giờ đây” → trạng ngữ chỉ thời gian.
c. “Dù có ý định tốt đẹp” → trạng ngữ chỉ điều kiện.
Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”
Nếu bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này” thì câu chỉ thông tin về sự việc chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
Nếu bỏ “Trên đời” câu sẽ mất đi tính phổ quát – điều mà người viết muốn nhấn mạnh.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
Nếu bỏ cụm “Tuy vậy, trong thâm tâm” câu sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.
Câu 3 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. Hoa đã bắt đầu nở.
– Đầu tháng giêng, hoa đã bắt đầu nở.
– Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.
– Nhờ thời tiết ấm, hoa đã bắt đầu nở.
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
– Hè này, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.
– Lúc ở viện, mẹ rất lo lắng cho tôi.
* Nghĩa của từ ngữ
Câu 4 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. Thành ngữ “chung sức, chung lòng” có nghĩa là đoàn kết, nhất trí.
b. Thành ngữ “mười phân vẹn mười” có nghĩa là toàn vẹn, không có khiếm khuyết.
Câu 5 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
a. “thua em kém chị”: thua kém mọi người nói chung.
b. “mỗi người một vẻ” : mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai.
c. “nghịch như quỷ” : vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường.
…………………………
…………………………
…………………………