/tmp/sdaqj.jpg
Đề 1: Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau:
– Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
– Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.
– Một người thân yêu nhất của anh (chị).
Gợi ý:
* Cảm nghĩ về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
Mở bài: Giới thiệu đề tài (Bước vào trường trung học phổ thông có phải là dấu mốc quan trọng đối với em hay không? Nó có để lại những ấn tượng sâu sắc hay không?…)
Thân bài: Trình bày những cảm nghĩ của bản thân.
– Cảm thấy bỡ ngỡ, tất cả mọi thứ đều rất mới lạ (ngôi trường mới, khung cảnh mới, bạn bè mới, thầy cô mới).
– Cảm thấy nhớ những người bạn cũ, lớp học cũ khi còn là học sinh trung học phổ thông.
– Cảm thấy háo hức, rộn ràng trước những điều mới mẻ sắp diễn ra trong cuộc đời học sinh, cảm thấy mình như trưởng thành hơn trước.
Kết bài: Thâu tóm lại tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm
– Những kỉ niệm về ngày đầu bước vào trường trung học phổ thông là những kỉ niệm sâu sắc, khó phai,…là dấu mốc quan trọng đối với em.
– Mãi lưu giữ những kỉ niệm đầu tiên đẹp đẽ ấy để làm động lực, hành trang cho quá trình học tập dưới mái trường trung học phổ thông.
* Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.
Mở bài: Giới thiệu đề tài (Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho con người; Trong thời khắc chuyển mùa thiên nhiên và đời sống của con người đều khoác lên mình một vẻ đẹp rất đặc biệt, gây nhiều ấn tượng,…)
Thân bài: Trình bày cảm nghĩ
– Cảm nghĩ về thiên nhiên
→ Miêu tả sơ lược khung cảnh thiên nhiên: thời tiết, khí hậu, cây cối,… như thế nào.
→ Khung cảnh ấy để lại trong em ấn tượng như thế nào: rạo rực, bâng khuâng, nửa nhớ tiếc mùa cũ đang đi qua, nửa háo hức chờ đón một mùa mới trong năm lại tới,…
– Cảm nghĩ về con người trong thời khắc giao mùa
→ Miêu tả sơ lược những hoạt động, đặc điểm của cuộc sống xung quanh em vào thời điểm ấy.
→ Cảm nghĩ của em trước hoạt động của cuộc sống xung quanh: yêu mến, muốn gắn bó,…
Kết bài: Tổng kết tinh thần và nội dung của bài làm
– Khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
* Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất
Mở bài: Giới thiệu đề tài (Người thân yêu nhất đối với em là ai?,…)
Thân bài: Trình bày cảm nghĩ
– Cảm nghĩ của em về người mà em muốn nói tới: ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, sở trường,…
– Cảm nghĩ của em về những hành động quan tâm chăm sóc mà người thân ấy đối với em: chăm sóc khi em bị ốm, lo lắng cho việc học tập của em, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm sự của em…
– Tình cảm của em đối với người thân của mình: thương yêu, gắn bó, trân trọng,…
Kết bài:
– Khẳng định tình cảm gia đình, tình thân là tình cảm bền chặt, tốt đẹp vì thế phải luôn biết trân trọng.
Đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em đã được học, để lại ấn tượng sâu sắc cho em (tên câu chuyện là gì, của tác giả nào,…)
Thân bài: Trình bày cảm nghĩ về câu chuyện
– Cảm nghĩ về nội dung của câu chuyện:
→ Câu chuyện nói về điều gì?
→ Qua câu chuyện ấy, em nhận được bài học sâu sắc như thế nào?
– Cảm nghĩ về nghệ thuật tạo nên câu chuyện:
→ Hình ảnh có gì đặc sắc?
→ Từ ngữ gây ra những ấn tượng gì?
– Đối với em, câu chuyện này có điều gì đặc biệt so với những câu chuyện khác khiến em không thể nào quên.
Kết bài: Thâu tóm lại tinh thần của bài viết
– Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của câu chuyện.
– Mở rộng: Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện ấy đối với suy nghĩ, tư tưởng của người đọc, người nghe.
Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu đề tài (tác phẩm văn học mà em yêu thích tên gì, của tác giả nào, em đọc tác phẩm ấy vào khi nào,…)
Thân bài: Trình bày cảm nghĩ
– Vì sao em yêu thích tác phẩm văn học ấy? (Nêu lý do khái quát)
– Cảm nghĩ của em về điều mà em yêu thích ở tác phẩm văn học ấy
→ Đó là những phương diện nào của tác phẩm?
→ Điều mà em thích trong tác phẩm được thể hiện như thế nào?
– Cảm nghĩ của em về toàn bộ tác phẩm
→ Tác phẩm ấy có tác động như thế nào tới bản thân em về mặt tư tưởng, nhận thức.
Kết bài: Thâu tóm toàn bộ tinh thần bài viết
– Khẳng định tác phẩm văn học ấy là một tác phẩm có ý nghĩa đối với nhận thức của bản thân em.
– Khẳng định giá trị của văn chương đích thực đối với con người.
Khi viết, học sinh phải lưu ý:
– Nắm rõ đề bài, làm sát với yêu cầu, không lan man, lạc đề.
– Giới thiệu đề tài gây được hứng thú cho người đọc.
– Cảm nghĩ trong bài phải được trình bày theo trình tự hợp lý, cảm xúc phải phù hợp, chân thành, không khuôn sáo, giả tạo.
– Kết bài cần thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm.
– Chú ý từ ngữ để không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.