Câu hỏi ôn tập bài Rằm tháng giêng chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Rằm tháng giêng chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Rằm tháng giêng Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Rằm tháng giêng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi: Cảnh thiên nhiên ở hai câu đầu bài thơ “Rằm tháng giêng” được miêu tả trong thời gian, không gian nào?

Trả lời:

Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong:

– Thời gian: vào buổi tối lúc trăng tròn nhất

– Không gian: Không gian được miêu tả trong bài “Rằm tháng riêng” là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát

Câu hỏi: Việc lặp từ “xuân” ở câu thơ thứ hai bài thơ “Rằm tháng giêng” đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

Trả lời:

– Từ “xuân” được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.

– Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

Câu hỏi: Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ đầu bài “Rằm tháng giêng” như thế nào?

Xem thêm:  Bức tranh của em gái tôi - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Trả lời:

– Hai câu thơ vẽ lên một cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống, đang vận động trỗi dậy, không phải mùa xuân yên lặng. Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn

Câu hỏi: Câu thơ thứ ba trong bài thơ “Rằm tháng giêng” đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến?

Trả lời:

– Câu thơ thứ ba đã cho biết vể công việc của những người kháng chiến chính là bàn mưu tính kế việc quân.

Câu hỏi: Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ “Rằm tháng giêng” ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

Trả lời:

– Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

– Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ

Câu hỏi: Bài thơ “Rằm tháng giêng” cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

Trả lời:

– Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí năm 2021

Câu hỏi: Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ “Rằm tháng giêng” được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc nào?

Trả lời:

Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc:

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.

– Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Câu hỏi: So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”

Trả lời:

Giống nhau:

– Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

– Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

– Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

– Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

– Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

– Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Sài Gòn tôi yêu ngắn nhất

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu