/tmp/dxrto.jpg
Câu 1 (trang 158 sgk Văn 9 Tập 1):
– Hai câu ca dao trên có sự khác nhau trong việc dùng từ:
+ Gật đầu (bài ca dao 1).
+ Gật gù (bài ca dao 2).
– Trong trường hợp này, dùng từ gật gù sẽ thích hợp hơn với nghĩa cần biểu đạt. Vì từ gật gù chỉ hoạt động gật nhẹ, nhiều lần, liên tiếp thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng. Dùng từ gật gù mới diễn tả đúng sự sẻ chia niềm vui dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Câu 2 (trang 158 sgk Văn 9 Tập 1):
– Người vợ hiểu sai nghĩa từ ngữ: “chỉ có một chân sút” chỉ có một chân, thuận một chân.
– Còn ở đây, người chồng nói theo cách nói hoán dụ: “chỉ có một chân sút” tức là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thắng.
Câu 3 (trang 158 sgk Văn 9 Tập 1):
– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu.
+ Chuyển theo phương thức hoán dụ: vai
+ Chuyển theo phương thức ẩn dụ: đầu.
Câu 4 (trang 159 sgk Văn 9 Tập 1):
– Vũ Quần Phương đã sử dụng hai trường từ vựng:
+ Trường từ vựng màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
+ Trường từ vựng lửa: cháy, tro.
→ Hai trường từ vựng đó đã cộng hưởng về nghĩa để tạo nên hiện tượng về chiếc “áo đỏ” bao chùm không gian, cảm xúc.
⇒ Tạo ấn tượng độc đáo về tình yêu mãnh liệt, đắm say.
Câu 5 (trang 159 sgk Văn 9 Tập 1):
* Các sự vật, hiện tượng được đặt tên trong đoạn trích: rạch mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía.
Các sự vật, hiện tượng này được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của chúng.
* 5 ví dụ đặt tên theo đặc điểm riêng biệt: Cây sương rồng, hoa mười giờ, hoa hướng dương, cá ngựa, sông Kỳ Cùng,…
Câu 6 (trang 159 sgk Văn 9 Tập 1):
Truyện cười phê phán thói sính chữ Tây “bố đôc tờ”. Cách dùng đó không phù hợp vì không đúng lúc, đúng nơi của ông sính chữ.