/tmp/xmoln.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 69 sgk Văn 10 Tập 2):
a. Văn bản thuyết minh về ngôi nhà sàn với các đặc trưng nổi bật của nó: kiến trúc, kết cấu, chất liệu, mục đích sử dụng, giá trị.
b. Văn bản có bố cục ba phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “văn hóa cộng đồng”): Khái niệm nhà sàn và mục đích sử dụng của nó.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “bao giờ cũng phải là nhà sàn”): Cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): khẳng định về tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa, tinh thần của nhà sàn.
c. Tóm tắt:
Nhà sàn là kiểu kiến trúc đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và các nước Đông Nam Á, xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới. Nhà sàn có mái che, dùng vào nhiều mục đích khác nhau: để ở, để hội họp, tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhà sàn có kết cấu gồm ba khoang: khoang lớn dùng để ở, ở giữa thường có bệ đất vuông rộng để đặt bếp đun và sưởi ấm, hai khoang còn lại là “tắng quản” – dùng để tiếp khách, dành cho khách ở và “tắng chan” là nơi để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn. Nhà sàn được làm từ khác vật liệu tự nhiên như gianh, tre, nứa, gỗ,…Kiểu thiết kế của nhà sàn rất phù hợp với những nơi có địa hình phức tạp, giúp tránh thú dữ và các loại côn trùng, bò sát có nọc độc. Nhà sàn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng cho các dân tộc miền núi Việt Nam, trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và cả thế giới.
Câu 2 (trang 70 sgk Văn 10 Tập 2):
Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh, cần:
+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt,
+ Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh
+ Tìm bố cục của văn bản, từ đó viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
+ Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Câu 1 (trang 71 sgk Văn 10 Tập 2):
a. Đối tượng thuyết minh của văn bản:
+ Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô.
+ Những đặc điểm của thể thơ Hai-cư.
b. Văn bản có bố cục phần tương ứng với hai đối tượng thuyết minh ở câu a
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “M.Si-ki (1876-1902)…): Khái lược tiểu sự, sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô.
+ Đoạn 2 (đoạn còn lại): đặc điểm thê thơ Hai-cư.
c. Tóm tắt:
Ba-sô sinh ra U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê), ông là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ba-sô sinh ra trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Ba-sô để lại rất nhiều tác phẩm đặc sắc như: Du kí “Phơi thân đồng nội”, “Đoản văn trong đãy”, “Cánh đồng hoang”, “Áo tơi cho khỉ”, nổi tiếng nhất là “Lối lên miền Ô-ku”,… Ba-sô đặc biệt ưa thích thể thơ hai-cư, thể thơ này cũng được nhiều nhà thơ khác ở Nhật Bản ưa chuộng trong sáng tác của mình. Thơ Hai-cư có số từ rất ít. Mỗi bài thơ đều được hình thành trên một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh để khơi gợi xúc cảm của con người. Thơ Hai-cư ưa chuộng chấm phá chứ không miêu tả cụ thể, thấm đẫm tinh thần Thiền tong và tinh thần văn hóa phương Đông. Thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
Câu 2 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 2):
a. Văn bản thuyết minh về thắng cảnh của Hà Nội là đền Ngọc Sơn với những giá trị văn hóa tinh thần của nó.
Văn bản này thuyết minh về thắng cảnh, nội dung thuyết minh cũng có điểm khác: tập trung vào vẻ đẹp về kiến trúc và tính chất nên thơ, đẫm chất nghệ thuật của đền Ngọc Sơn qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng tự hào của con người đối với thắng cảnh này.
b. Tóm tắt:
Tháp Bút – Đài Nghiên là một biểu tượng của trí tuệ văn hóa dân tộc. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bụi, mang hình dáng ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ son “tả thanh thiên” – viết lên trời xanh. Lối đi cạnh Tháp Bút dẫn tới Đài Nghiên. Đài Nghiên có hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý nghĩa răn dạy con người về tầm quan trọng của học hành, tri thức.
Qua bài học này, học sinh nắm được kĩ năng tóm tắt một văn bản thuyết minh, song song với đó là kĩ năng nắm bắt các ý chính trong một văn bản thuyết minh.