/tmp/heojz.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
– Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
– Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
Câu 1 (trang 201 sgk Văn 11 Tập 1):
– 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người.
→lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.
– 10 lời thoại sau là lời đối thoại giữa 2 người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ.
Câu 2 (trang 201 sgk Văn 11 Tập 1):
– Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.
– Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét , nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu.
– Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu chàng chỉ sợ không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận …
→Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận mà quyết tâm xây đắp tình yêu
Câu 3 (trang 201 sgk Văn 11 Tập 1):
– Choáng váng trước vẻ đẹp trong trắng thánh thiện của nàng, thấy ngây ngất vì đã trúng mũi tên của thần Tình yêu
– Chàng quyết định trở lại khu vườn nhà Giu-li-ét ngay trong đêm để nhìn nàng một lần nữa
– Trước đôi mắt của những người đang yêu vẻ đẹp của người mình yêu là tuyệt vời hơn hết thảy: Giu-li-ét như vầng dương đẹp tươi, sự xuất hiện của nàng khiến ả Hằng Nga héo hon, nhợt nhạt, đôi mắt nàng là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời,….
– Rô-mê-ô bộc lộ lòng mình (độc thoại) bằng cảm xúc tha thiết say đắm. Khi Giu-li-ét phát hiện ra và trò chuyện với chàng thì cảm xúc ấy trở nên mãnh liệt bất chấp nguy hiểm là mối thù truyền kiếp của hai dòng họ
– Chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình để đến với tình yêu
→Tác giả đã thật tài tình khi miêu tả hết sức thành công đạt đến mức điển hình tâm trạng mãnh liệt của con người đang yêu
Câu 4 (trang 201 sgk Văn 11 Tập 1):
– Khi nghĩ đến Rô-mê-ô điều đầu tiên làm nàng bận tâm là môi thù giữa hai nhà nhưng mối thù ấy không thể ngăn cản nổi tình yêu của nàng: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?….. con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
– Nhận ra giọng nói của Rô-mê-ô, nàng vừa vui mừng lại vừa lo sợ cho chàng: Nếu càng bị họh àng nhà em bắt gặp nơi đây…..
– Nàng khẳng định dù Rô-mê-ô thuộc dòng họ đối địch thì mười phân chàng vẫn vẹn mười
→ Tâm trạng nàng nhiều rối bời, chứa chan niềm băn khoăn, day dứt rối bời trước hoàn cảnh éo le
Câu 5 (trang 201 sgk Văn 11 Tập 1):
– Vấn đề thù hận: thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.
– Tình yêu của hai người có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích
– Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận, thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
→ vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại.
1. Tình yêu và thù hận “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”
– Tác giả muốn khẳng định tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, kì diệu của con người
– Tình yêu là tình cảm thiêng liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách sinh động và chính xác nhất
– Ca ngợi tình yêu chân chính có thể vượt qua mọi rào cản, thù hận
→Cho nên, ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng là khẳng định con người. Đây là một ý kiến đúng đắn