/tmp/isnoa.jpg
1. Đề văn tự sự
– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu sau: kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Chữ “kể” trong đề cho em biết điều đó.
– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự. Vì những đề đó chỉ ra đề tài của câu chuyện tức là chỉ nêu ra một nội dung trực tiếp của câu chuyện.
– Từ trọng tâm của mỗi chủ đề:
+ Đề 1: “chuyện em thích”, “bằng lời của em”.
+ Đề 2: “người bạn tốt”
+ Đề 3: “kỉ niệm ấu thơ”
+ Đề 4: “sinh nhật”
+ Đề 5: “quê em”
+ Đề 6: “lớn lên”.
– Trong các đề:
+ Đề (1), (4), (5) kể về sự việc.
+ Đề (2), (6) nghiêng về kể người.
2. Cách làm bài văn tự sự
a, Tìm hiểu đề: Để hiểu được những yêu cầu của đề, chúng ta cần đọc và hiểu kĩ từng chữ trong đề.Việc làm này giúp chúng ta tránh làm lạc đề.
b, Lập ý:
+ Xác định chuyện kể.
+ Nhân vật, sự việc ý nghĩa trong câu chuyện.
+ Diễn biến của chuyện.
c, Lập dàn ý:
+ Sắp xếp các ý.
+ Trình tự trước sau của câu chuyện.
d, Theo em, “viết bằng lời văn của em” có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả lại những ý nghĩ của mình về nội dung mà đề yêu cầu.
đ, Để làm bài văn tự sự chúng ta cần:
– Tìm hiểu kĩ đề văn tự sự yêu cầu gì về mặt nội dung và hình thức.
– Lập ý.
– Lập dàn ý.
– Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
Lập dàn ý cho đề bài: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể (Thánh Gióng).
– Thân bài:
+ Sự việc Gióng sinh ra và lớn lên đầy kì lạ.
+ Gióng xin đi đánh giặc và từ đấy lớn nhanh như thổi.
+ Gióng ra trận đánh giặc Ân, gậy sắt gãy, Gióng phải nhổ tre bên đường để làm vũ khí.
+ Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng bay về trời.
– Kết bài:
+ Nhân dân ta đã lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn đối với Thánh Gióng.