Soạn bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) ngắn nhất


Soạn bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1): Nhan đề

– Con tàu: đây là hình ảnh mang tính biểu tượng, biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi, đến với nhân dân, đất nước và cũng còn là đến với những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

– Tiếng hát: là lời giục giã, là khúc hát lên đường…

⇒ Tiếng hát con tàu: chính là tiếng hát của tâm hồn tác giả, là lời giục giã với khát vọng ra đi…

Lời đề từ

      + Tây Bắc:

– Một địa danh cụ thể của đất nước

– Những vùng đất xa xôi, Tổ Quốc bao la

⇒ 4 câu khái quát rộng, khát vọng đến với những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, những vùng đất ấy đang vẫy gọi

– lời vẫy gọi của non sông đất nước, của nhân dân…”bốn bề lên tiếng hát”.

Câu 2 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

* Bài thơ có bố cục theo trình tự diễn biến tâm trạng:

– Hai khổ thơ đầu: là sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.

– Chín khổ thơ giữa: thể hiện khát vọng về với nhân dân, gợi lên những kỉ niệm kháng chiến đầy tình nghĩa với nhân dân và đất nước.

Xem thêm:  Vượt Thác - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Bốn khổ cuối: là khúc hát lên đường sôi nổi.

– Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ cũng biến đổi theo mạch tâm trạng:

      + Đoạn đầu là lời giục giã với những câu hỏi hối thúc ngày càng tăng tiến.

      + Đoạn giữa là lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm thiết tha, cảm động.

      + Đoạn cuối, âm hưởng của khúc hát lên đường dồn dập, lôi cuốn, bay bổng, lãng mạn kết hợp với giọng trầm lắng trong suy tưởng và tình cảm lắng lại; hình ảnh của đoạn cuối biến hoá bất ngờ, liên tưởng phong phú, táo bạo.

Câu 3 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1): Niềm vui khi được về với nhân dân với những kỉ niệm, đầy tình nghĩa thắm thiết:

– “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ …cánh tay đưa”.

– So sánh tu từ tầng bậc.

      + Cái so sánh là “con gặp lại nhân dân”.

      + Đối tượng so sánh lần lượt :

“nai về suối cũ/cỏ đón giêng hai/chim én gặp mùa/đứa trẻ thơ đói gặp sữa/chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa”

⇒ Niềm vui trào ra trong cảm xúc đến với mọi cảnh vật trong đời sống của tự nhiên và con người. Mỗi một đối tượng gợi ra một ý nghĩa.

      + “Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”

⇒ khao khát trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc.

Xem thêm:  Soạn bài Tập làm thơ tám chữ ngắn nhất

      + “trẻ thơ đói gặp sữa / chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa”

⇒ là trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hp trong nuôi dưỡng, che chở, cưu mang

Về với nhân dân về với cuộc sống quen thuộc, với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, với hp trong nuôi dưỡng, che chở, cưu mang …

Câu 4 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1): Đó là mế, người anh, người em..:

– Người anh: “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, “cởi lại cho con”

⇒ vất vả, khổ nghèo nhưng đầy tình nghĩa.

– Người em: “rừng thưa em băng rừng rậm em chờ”, “Mười năm tròn chưa mất một phong thư”

⇒ thông minh, đầy trách nhiệm trong công việc.

– Mế: “năm con đau mế thức một mùa dài”

⇒ thương người chiến sĩ như con ruột của mình (tình nghĩa)…

⇒ Cách xưng hô thân tình, ruột thịt của chủ thể trữ tình “con nhớ mế”, “con nhớ anh con”, “con nhớ em con”. Và bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm, t/g khắc hoạ hình ảnh những con người này với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự che chở, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn.

Câu 5 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

– Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

– Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

⇒ Đưa ra một quan niệm, triết lí về quê hương: chỉ cần có tình yêu với mảnh đất mà ta sống thì mảnh đất đó trở thành quê hương.

Xem thêm:  Người ấy sống mãi trong lòng tôi: Người Bà năm 2021

Câu 6 (trang 146 sgk Văn 12 Tập 1):

– Hình ảnh phong phú, biến hoá, sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ đã làm nên thành công cho bài thơ.

– Ví như hình ảnh con tàu trên đoạn đầu được trở lại thành hình ảnh trung tâm, cùng với những “Mùa nhân dân giăng lúa chín”, “vàng ta đau trong lửa”, “vầng trăng”, “Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu