/tmp/alyhc.jpg
1. Nhu cầu nghị luận.
a. Trong cuộc sống ta thường bắt gặp các vấn đề nghị luận đó
Các ví dụ:
– Vì sao phải bảo vệ rừng?
– Vai trò của không khí đối với con người.
– Tại sao phải bảo vệ môi trường?
b. Không thể sử dụng các văn bản kể chuyện hay biểu cảm cho các văn bản đó vì nó không đáp ứng được nhu cầu cung cấp một tu tưởng, một quan điểm cho người nghe.
c. Các văn bản thường gặp đề cập tới vấn đề đó: phim tài liệu, báo, bài thuyết trình, ..
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a. Bác Hồ viết bài này kêu gọi phòng chống và xóa nạn mù chữ ở nước ta thời kì sau cách mạng tháng Tám. Bài viết đưa ra các ý kiến bằng các luận điểm sau:
– Thực dân Pháp xâm lược nước ta, không muốn chúng ta biết chữ để dối dân, dễ bóc lột.
– Số người thất học của nước ta lúc đó lên tận 95%.
– Tham gia vào phong trào ” Bình dân học vụ”…
b. Những lí lẽ là:
– Có kiến thức mới xây dựng được nước nhà.
– Những người biết chữ hãy dạy những người không biết chữ.
– Phụ nữ cũng cần phải học.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn miêu tả hay tự sự bởi lẽ các loại văn đó thiên vê bộc lộ cảm xúc và tự sự chứ không nhằm mục đích trình bày 1 vấn đề tư tưởng hay quan điểm cho người đọc hiểu.
Câu 1 (trang 9 sgk Văn 7 Tập 2): Trả lời:
a. Bài “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” là văn bản nghị luận, vì nó cung cấp cho người đọc một vấn đề quan điểm cần phải có một thói quen tốt trong cuộc sống, được trình bày có các luận điểm, luận cứ rất chặt chẽ và rõ ràng.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
– Các câu văn thể hiện quan điểm như: ” Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…là thói quen tốt”; ” Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi…”
– Để thuyết phục người đoc, tác giả đã nêu các dẫn chứng và lĩ lẽ:
+ Hút thuốc và cáu giận đều lá thói quen xấu.
+ Thói quen vứt rác bừa bãi: ” Ăn chuối xong cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…”
+ Những nơi khuất, nơi công cộng lâu ngày ùn lên rác thải, khiến khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
c. Bài văn này đã giải quyết một trong những vấn đề rất bức thiết của xã hội. Ý kiến trong bài viết đưa ra hoàn toàn đúng, nó đã đưa ra cho người đọc được quan điểm cấp bách, cần thiết ” cần tạo thói quen tốt trong cuộc sống”.
Câu 2 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2): Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Đoạn đầu tiên :Nêu vấn đề cần nghị luận.
– Phần 2: Từ ” Hút thuốc lá… đến chảy máu chân nguy hiểm”: Giải quyết vấn đề nghị luận được nêu ra bằng luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
Phần 3: Còn lại: Kết luận lại vấn đề, đưa ra cách giải quyết.
Câu 3 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2): Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận:
Sưu tầm: Đoạn văn nghị luận về tình bạn.
Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn” câu danh ngôn đó đã dành tất cả sự trân trọng ,ưu ái cho tình bạn . Thế gian sẽ đơn điệu biết mấy ,con người sẽ nghèo nàn , nhạt nhẽo nếu tình bạn không tồn tại . Tình bạn ấy là hai tiếng thiêng liêng cao đẹp . Vạn vật đều không thể hoàn thiện , cũng như mỗi con nngười không thể biết hết thế gian . Nhưng con người được taọ hoá ban cho đôi mắt để thấu hiểu cuộc đời để cảm nhận thế giới xung quanh . Tục ngữ nói ” giàu hai con mắt” lại nói “Giàu vì bạn sang vì vợ”. Phẩi chăng thêm bạn là thêm giàu , thêm những đôi mắt ,thêm những góc nhìn để tránh phiến diện hoặc sai lầm . ” Học thầy không tày học bạn”, người xưa nhắn con người phải biết mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết bằng cách học hỏi bạn bè . nếu có nhiều bạn thì sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi để mở rộng tầm nhìn , trí tuệ.
Sẽ ra sao khi ta phát hiện một tring những người bạn của ta mất khuyết điểm trầm trọng ? Xa lánh ư ? Cắt đứt giao thiệp ư ? Hoặc không có ý kiến gì, vẫn quan hệ bình thường như cũ? Đây là một chuyện rất khó. Nhưng em cho rằng trước hết phải gần gủi và không được bỏ rơi, không xa lánh bạn. Ai cũng có thể mắc khuyết điểm. Nếu ta chỉ chọn những người hoàn hảo để kết bạn thì biết đâu đến lúc nào đó, bạn phát hiện ra nhược điểm của ta củng sẻ bỏ rơi ta ? Nhưng là một người bạn chân thànhcủng không có nghĩalà im lặng, không dám can ngăn, không dám phê bình,thậm chíđẩutanh với sai lầm khuyết điểm của bạn mình. Thái độ tốt nhất trong quan hệ bạn bè là nghiêm khắc với mình và độ lượng, bao dung với bạn. Chỉ có thế ta mới là một người được bạn bè tin cậy, ta mới có nhiều bạn và trở thành người giàu có.
Sưu tầm: Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm.
Trong cuộc sống có rất nhiều những phẩm chất quý báu mà con người gặp phải, những khó khăn đó đòi hỏi con người phải dũng cảm để vượt qua, có vượt qua được thì con người mới thành công và làm được những điều mà mình muốn, điều đó mới làm cho chúng ta hạnh phúc.
Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống, bởi cuộc sống luôn phải va vấp vào những khó khăn và những điều đó không chỉ làm cho con người tốt lên và hạnh phúc, cố gắng gây dựng nên những niềm tin yêu cho cuộc sống, dũng cảm đó là tinh thần tốt đã xuất hiện trong dân tộc ta từ xưa đến nay trước đây những người anh hùng dân tộc luôn cố gắng vượt qua tất cả những khó khăn và điều đó tạo dựng nên niềm tin và sự yêu thương cho chính bản thân mình.
Câu 4 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2):
Đoạn văn ” Hai biển hồ” là đoạn văn nghị luận bởi nó đã nêu ra quan điểm “sự sống của sinh vật đang đe dọa nơi biển hồ ở Pe – le – xtin”.