Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em năm 2022


Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em năm 2022

Bài văn Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em gồm dàn ý chi tiết, 3 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em.

Bài văn mẫu 1

Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961. công trình thủy điện Thác Bà bắt đầu được xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành , hồ Thác Bà có từ đấy. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80km chiều dài, chiều rộng từ 8 -10km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ , xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng… Cảnh quan thiên nhiên vừa kĩ vĩ vừa mơ mộng.

Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà ? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã thới nhà máy thủy điện Thác Bà rồi lên thắp hương cầu may tại đền Thác Ông, lần lượt vào thăm các hang động đá vôi như động Thủy Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.

Động Thủy Tiên hun hút dài khoảng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lông lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kỳ. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá, nhũ đá có màu sắc và có hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay những buổi chiều hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi, phòng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, càng ngắm càng đắm càng say.

Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen; nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hóa thuộc nền văn hóa Bắc Sơn của người Việt Cổ. Câc ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:

"   Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà,
Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông"

Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá dớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.

Xem thêm:  Soạn bài Kể lại một chuyện cổ tích trang 52

Đúng như dân gian đã nhắc: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn“. Đến thăm hồ Thác Bà, lúc trở về xuôi, ta khẽ nhẩm lời ca :

"   Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Thác Ông, Thác Bà
    Nhớ Xuân Long, nhớ Bạch Xà,
Chợ Ngọc, chợ Ngà nhớ mãi không nguôi. ..."

Bài văn mẫu 2

Quê tôi miền đảo Lý

Giữa bốn bề gió lộng

Vẫn sừng sững hiên ngang

Dẫu ngàn đời sóng vỗ

Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.

Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.

Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.

Xem thêm:  Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều năm 2021

Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.

Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.

Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,…

Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay:

Trực nhìn ngó thấy Bàn Thang

Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kì

(Ca dao)

Hay bài thơ của những người con xa quê hương, nhớ thương gửi qua từng câu chữ:

Thuở nhỏ sinh ra tại Lý Sơn

Lớn khôn phiêu bạt bởi nguồn cơn

Nhà nghèo nên phải đành xa xứ

Phú quý có đâu chịu lạ chơn

Xem thêm:  Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn lớp 6

Nhớ lắm quê hương khi quạnh quẽ

Thương nhiều xứ sở lúc cô đơn

Quyết lòng phấn đầu cho thành đạt

Trở lại quê nhà trả nghĩa nhơn.

Lý Sơn – trái tim của biển đông, nơi hội tụ biết bao vẻ đẹp của quê hương. Với những thế mạnh vốn có của mình Lý Sơn không chỉ lưu giữ vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc, mà còn có cơ hội phát triển hơn nữa, đưa cuộc sống của con người nơi đây ngày càng đủ đầy, ấm no hơn.

Bài văn mẫu 3

Lũng Vân ở độ cao 1200m thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, được mệnh danh là “nóc nhà” của xứ Mường Bi.

Từ bao đời nay, Lũng Vân được gọi là “Thung Mây“. Hầu như bốn mùa mây phủ; đỉnh núi, lưng đèo, con suối, bản làng, mái nhà sàn đều quyện trong mây. Các cô gái Mường xinh đẹp trong bộ váy áo dân tộc như gắn mây xuống núi đi chợ.

Đường lên Lũng Vân nhìn từ xa, từ trên cao giống như những sợi chỉ hồng mỏng manh vắt qua các con đèo, các dãy núi. Sớm sớm chiều chiều, mây trắng như mơ màng, huyền ảo.

Lũng Vân đẹp nhất từ sau Tết đến tháng Tư âm lịch hàng năm, đó là thời gian có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau thì tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đó cũng là lúc ăn xôi nếp Mai Châu với thịt lợn nướng Mường Khến là thơm ngon nhất, du khách sẽ nhớ đời. Ai còn nhớ câu thơ của Quang Dũng viết năm 1948, trong bài “Tây tiến“: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” …

Lũng Vân không chỉ là xứ sở của mây mà còn hấp dẫn du khách bởi những ruộng bậc thang trập trùng lớp lớp uốn lượn. Ruộng bậc thang của người Mường Bi không giống ruộng bậc thang của người Mông ở Lào Cai, Hà Giang … . Ruộng bậc thang của người Mông “leo” tít từ ngọn núi này qua ngọn núi khác, trái lại, ruộng bậc thang của đồng bào Mường thường uốn quanh các chân đôi, các thung lũng gần nguồn nước. Vào tháng sáu hoặc tháng mười, lúc chín làm cho Lũng Vân bao la một màu vàng tươi, tỏa hương thơm khắp suối đèo, làng bản. Tiếng cồng từ các bản mường lại rung lên khắp Thung Mây. Hàng đàn chim trời hót ríu rít khắp các lưng đèo như reo mừng mùa lúa mới.

Mùa gặt ở Lũng Vân nhộn nhịp, đông vui như ngày hội. Các thiếu nữ Mường xinh đẹp thêm. Con suối cũng trong veo hơn. Trẻ em đến trường lại được bố mẹ mua cho quần áo mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu