/tmp/kfcor.jpg
Bài 1 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
– Đoạn thơ gồm các thành ngữ sau:
+ Một duyên hai nợ → một mình phải đảm đang công việc để nuôi cả chồng và con.
+ Năm nắng mười mưa→thể hiện sự vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu, nắng mưa.
– Nếu so sánh với các cụm từ thông thường thì có thể thấy, các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định,đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm cao
Bài 2 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
– Thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan công đến cướp giật ở gia đình Kiều khi bị vu oan.
– Thành ngữ Đội trời đạp đất: biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục trước uy quyền cùng khí phách ngang tang của trang hảo hán Từ Hải.
Bài 3 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
– Điển cố là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách đời trước thường được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài thơ, bài văn, lời nói để diễn tả lại những điều tương tự
Bài 4 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
– Ba thu: Kinh Thi có câu: 1 ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu → Điển cố này muốn miêu tả nỗi tương tư Kiều của Kim Trọng ới nỗi một ngày không thấy mặt mà có cảm giác lâu như ba năm.
– Chín chữ: Dẫn điển cố này, Thúy Kiều muốn nói tới đến công ơn cha mẹ thể hiện niềm day dứt thầm trách vì chưa vẹn tròn đạo hiếu.
– Liễu chương đài: Thúy Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại nơi xưa nhưng nàng đã thuộc về người khác mất rồi.
– Mắt xanh: Nguyễn Tịch thời Tấn thích ai thì tiếp bằng mắt xanh, khinh ai thì nhìn bằng mắt trắng → Từ Hải muốn nói Thúy Kiều rằng, chàng biết Thúy kiều ở lầu xanh, ngày ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề yêu ai, qua đó thể hiện lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của Kiều
Bài 5 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
– Có thể thay như sau:
+ ma cũ bắt nạt ma mới→bắt nạt người mới
+ chân ướt chân ráo→vừa mới đến, còn lạ lẫm
+ cưỡi ngựa xem hoa→làm việc qua loa.
– Nhìn chung, nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì ý nghĩa vẫn có thể biểu hiện được phần nào nhưng lại mất đi sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng mà sự diễn đạt thiếu cô đọng
Bài 6 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
Đặt câu
– Mẹ tròn con vuông: Nhờ sự tận tình của các bác sĩ, ca sinh này đã mẹ tròn con vuông.
– Trứng khôn hơn vịt: Mới tí tuổi đầu đã cãi bướng, trứng mà đòi khôn hơn vịt à.
– Nấu sử sôi kinh: Sau bao công nấu sử sôi kinh suốt mấy năm trời, cuối cùng anh ta cũng đã thi đỗ vào ngôi trường mình mơ ước.
– Lòng lang dạ thú: Mất đi lương tâm con người đúng là đồ lòng lang dạ thú.
– Đi guốc trong bụng: Vừa nói đã hiểu anh ta đúng là đi guốc trong bụng nó
– Nước đổ đầu vịt: Thằng này chậm hiểu quá, nói từ nãy đến giờ mà như nước đổ đầu vịt vậy.
– Dĩ hòa vi quý: Cùng là người một nhà phải biết nhường nhịn nhau, dĩ hòa vi quý
Bài 7 (trang 67 sgk Văn 11 Tập 1):
Đặt câu
– Gót chân Asin: Nắm được gót chân Asin của hắn rồi, mày sợ gì hắn nữa.
– Gã Sở Khanh: Thật không ngờ anh ta lại là gã Sở Khanh
– Nợ như chúa Chổm: Cậu nợ như chúa Chổm thế, bao giờ mới trả hết được.
– Đẽo cày giữa đường: Làm việc thì phải có chính kiến bạn đừng giông cái kiểu đẽo cày giữ đường như thế