/tmp/eavcs.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Sự tích Hồ Gươm
– Phần 1 (từ đầu đến “đất nước”): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
– Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm sau khi nghĩa quân đã dẹp yên giặc.
Câu 1 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng làm nhiều điều tàn ác, nhân dân căm giận đến tân xương tuỷ. Ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có tướng quân Lê Lợi đã lãnh đạo một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng thế lực yếu nên nhiều lần bị thua. Long Quân thấy vậy quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Câu 2 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):
– Lê Lợi đã nhận được gươm thần trong hoàn cảnh như sau: Lê Thận (một ngư dân) bắt được lưỡi gươm ở dưới nước, sau đó gia nhập nghĩa quân. Lê Lợi khi bị giặc đánh lại thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn đa ở trên rừng. Lấy chuôi tra vào gươm thì vừa như in.
– Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mang ý nghĩa rất sâu xa: Đó là việc được gươm ở dưới nước, trên cạn có ý nghĩa việc đánh giặc cứu nước diễn ra ở khắp mọi nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi. Ngoài ra, các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi lắp vào thì vừa như in. Điều này mang ý nghĩa là nguyện vọng nhất trí đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Câu 3 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):
– Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn: Nhờ gươm thần nghĩa quân đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Lê Lợi đã lên ngôi và dời đô về Thăng Long.
Câu 4 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):
– Long Quân đòi gươm khi: Nhà vua đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa vàng lên đòi gươm khi thuyền ra giữa hồ. Rồng Vàng nhô đầu lên, gươm thần động đậy. Rùa tiến đến bên thuyền Vua ,Vua trao lại gươm. Rùa đớp lấy và lặn xuống.Cảnh trả gươm rất đẹp và mang màu sắc rất huyền ảo. Cũng chính từ đó, hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu 5 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”:
+ Truyện ca ngợi tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi là vị chủ tướng của nghĩa quân. Đức Long Quân là biểu tương cho tổ tiên, hồn thiêng của dân tộc.
+ Truyền thuyết đã suy tôn Lê Lợi, gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
+ Truyện còn giải thích nguồn gốc tên hồ Hoàn Kiếm.
Câu 6 (trang 42 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyền thuyết An Dương Vương (Mị Châu – Trọng Thủy) cũng có hình ảnh Rùa Vàng.
– Rùa Vàng chính là biểu tượng tượng trưng cho sức mạnh, cho nguyện vọng, cho công lí mà nhân dân hằng mong ước.
Câu 1 (trang 43 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyền thuyết Ấn, Kiếm Tây Sơn cũng có chi tiết trao gươm thần ở Lưỡng Xà. Một ông cắp ngang thanh bảo kiếm, dây đeo có nạm ngọc. Một ông cắp một hộp son đựng ấn dâng cho Nguyễn Huệ. Như vậy, chúng ta thấy rằng chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam là rất phổ biến. Điều này, thể hiện khát vọng của nhân dân là mong muốn được đấng tối cao giúp đỡ cho những người xứng đáng để góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước.
Câu 2 (trang 43 sgk Văn 6 Tập 1):
– Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc là mang một thông điệp vô cùng sâu xa đó là: Muốn dẹp tan quân Minh thì vua tôi, dân chúng mọi miền đất nước phải đồng lòng để kết thành một sức mạnh vô địch chống lại quân giặc tàn ác. Việc chuôi và lưỡi được lắp lại với nhau muốn nói lên rằng cuộc kháng chiến chống quân Minh là cả một quá trình. Ngoài ra, lưỡi gươm là Lê Thận – người nhân dân lao động, Lê Lợi cầm chuôi – người lãnh đạo. Chi tiết tưởng rất nhỏ này mang hàm nghĩa vô cùng sâu xa đó là người lãnh đạo mà biết cách cầm chuôi để sử dụng sức mạnh của lưỡi gươm thì chắc chắn sẽ thành công.
Câu 3 (trang 43 sgk Văn 6 Tập 1):
– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra ở Thanh Hóa. Vì thế, Lê Lợi nhận gươm tại đây là vô cùng hợp lí. Việc trả gươm diễn ra ở Thăng Long là bởi đây là cố đô của đất nước. Đây là thời điểm đất nước đã được thái bình. Như vậy, với hai không gian, hai thời điểm khác nhau với ngụ ý Lê Lợi phải gánh trên vai hai sứ mệnh to lớn đối với đất nước.
Câu 4 (trang 43 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyền thuyết là: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Những truyền thuyết được học: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sự tích hồ Gươm.