Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2022


Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2022

Tuyển tập các bài soạn văn 12 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 12 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 12 hơn.

Soạn văn 12 tập 1

Soạn văn 12 tập 2

Tổng hợp Tác giả – tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay, chi tiết

Tổng hợp các dạng đề Ngữ văn lớp 12 cực hay

Trọn bộ Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 12 chọn lọc

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX ngắn nhất

Câu 1 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):

– Tình hình lịch sử, xã hội 1945-1975: diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:

+ Cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp (1945- 1954), đế quốc Mĩ (1954- 1975)

+ Sau cuộc chiến tranh chống Pháp, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chống Mĩ

– Tình hình văn hóa: giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.

Câu 2 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):

– Văn học Việt Nam từ 1945- 1975 phát triển qua 3 chặng:

+ Từ năm 1945- 1954

+ 1955- 1964

+ 1965- 1975

– Những thành tựu chủ yếu:

+ Chặng 1:

• Truyện ngắn và kí: có những tác phẩm tiêu biểu: kí sự Một lần tới Thủ đô, Trận phố ràng của Trần Đăng; truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân…

• Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc với các tác giả như Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Tố Hữu..

• Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, ..

Xem thêm:  Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Cảnh ngày hè là gì

• Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chặng này chưa phát triển nhưng đã có một vài tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.

+ Chặng 2:

• Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề của hiện thực đời sống với các tác giả như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng..

• Thơ: phát triển mạnh mẽ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận..

• Kịch: cũng có 1 số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ Chặng 3:

• Văn xuôi: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu,…

• Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Tập thơ của Tố Hữu, và thế hệ các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…

• Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận

• Nghiên cứu, phê bình văn học: có những tác giả nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh..

Câu 3 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):

Những đặc điểm cơ bản của văn học từ 1945- 1975 là:

– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

– Nền văn học hướng về đại chúng

– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 4 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):

Lí do phải đổi mới:

– Đất nước đã hòa bình, bước sang một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do. Yêu cầu văn học phải thay đổi để phản ánh một cuộc sống mới.

– Điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng trên thế giới.

Câu 5 (trang 18 sgk Văn 12 Tập 1):

Những thành tựu của nền văn học 1975- hết thế kỉ XX:

– Thơ: với các tác giả như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo..

– Văn xuôi: nhiều khởi sắc hơn thơ: vớ các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…với các tác phẩm được xem như hành trình nhận thức lại văn học

Xem thêm:  Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài Đồng Chí năm 2021

– Kịch: phát triển mạnh mẽ như các tác phẩm của Lưu Quang Vũ..

– Lí luận, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.

Luyện tập

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi, đã cho ta thấy mối quan hệ hai chiều giữa văn nghệ và kháng chiến:

– Kháng chiến là đối tượng, là chất liệu cho văn nghệ phản ánh

– Nhưng chính văn nghệ cũng đem lại cho cuộc sống kháng chiến có thêm động lực.

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề:

– Vấn đề nghị luận: Sống đẹp

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống có ích, cống hiến, học hỏi từ mọi người xung quanh. Sống có trách nhiệm, biết cho đi để được nhận lại.

Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất như: tính trách nhiệm, tính chân thật, tính bao dung, vị tha, tính nhân hậu,…

– Cần sử dụng những thao tác lập luận như giải thích, bình luận, chứng minh,…

– Cần sử dụng các tư liệu thuộc các lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y học,..Có thể nêu các dẫn chứng từ văn học, bởi văn học là nhân học.

b. Lập dàn ý: (sgk)

2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:

– Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

– Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận

– Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí

Luyện tập

Câu 1 (trang 21 sgk Văn 12 Tập 1):

a.

– Vấn đề nghị luận ở đây là Văn hóa trong mối quan hệ với trí tuệ của con người.

– Tên cho văn bản: Văn hóa và trí tuệ của con người

b. Tác giả đã sử dụng những thao tác sau:

– Giải thích

– Phân tích

– Chứng minh

– Bình luận

c. Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh

Câu 2 (trang 22 sgk Văn 12 Tập 1):

Xem thêm:  Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức

a. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài

* Giải thích và bàn luận

– “Lí tưởng” là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.

• “Cuộc sống” ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trong cuộc đời của mỗi người.

– Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

• “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.

• “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

– Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.

– Lý tưởng sống đẹp đẽ sẽ tạo động lực cho chúng ta thực hiện những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

– Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.

– Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường là lựa chọn một nghề nghiệp đúng với ý thích và khả năng của bản thân, sẽ phấn đấu hết mình vì lí tưởng nghề nghiệp mình đã theo đuổi.

c. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề.

– Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

………………………..

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu