/tmp/bxsux.jpg
Câu 1 (trang 71 sgk Văn 9 Tập 2):
Sự biến đổi của trời đất sang thu được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua những dấu hiệu chuyển mùa, bắt đầu là hương ổi. Sau đó là những hình ảnh, hiện tượng gợi tả: sông, chim, đám mây, nắng, mưa, sấm.
Câu 2 (trang 71 sgk Văn 9 Tập 2):
Tác giả đã tinh tế nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu, sự tinh tế ấy được thể hiện qua các từ ngữ: bỗng, phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt,
– Hương ổi thơm nhẹ lan tỏa trong không khí phả vào trong gió se.
– Sương thu vào sáng sớm, nhè nhẹ, chậm dãi bay trong không khí.
– Dòng sông vào thu dường như cũng chảy chậm hơn, thong thả hơn so với mùa hạ
– Ngay cả đám mây cũng đã dần nhuốm màu mùa thu, còn lũ chim đã bắt đầu vội vã về tổ.
– Nắng vẫn còn, nhưng những con mưa mùa hạ đã không còn nhiều và sấm cũng không lớn như mùa hạ nữa, nó không còn khiến cây cối.
Câu 3 (trang 71 sgk Văn 9 Tập 2):
Hình ảnh đặc sắc nhất bài thơ đó là:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Tác giả đã rất tinh tế quan sát các thiên nhiên xung quanh để nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên, thời tiết, nhận ra những đám mây cũng đang chuyển mua. Tác giả nhìn thấy đám mây mùa hạ đang uyển chuyển chuyển mình sang thu, tiết thu đang chớm sang.
Hình ảnh cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Mùa thu sang, tiếng sấm cũng như dịu đi, không còn khiến con người ta thấy bất ngờ, thấy giật mình như tiếng sấm những cơn mưa mùa hạ. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” ở đây liên tưởng cho những con người từng trải, đã trải qua sóng gió của cuộc đời, đã trầm ổn, đi qua giai đoạn bồng bột xốc nổi của tuổi trẻ. Mùa hạ kia có lẽ chính là giai đoạn bồng bột, xốc nổi ấy, còn mùa thu lại là tuổi xế chiều bình thản, cảm nhận cuộc sống.
Mùa thu là đề tài được nhiều nhà thơ sáng tác và thành công. Hữu Thỉnh là một trong số những nhà thơ đó. Với tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã đưa độc giả tới một mùa thu đẹp dịu dàng qua sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả trước sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Lúc hương ổi thơm ngọt phả vào trong gió cũng là khi lúc ổi chín rộ nhất. Động từ “phả” chỉ sự lan tỏa trong không khí, gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. Mới chớm thu nên sương còn chậm rãi, “chùng chình” bay nhè nhẹ qua những con ngõ nhỏ. Bằng cảm nhận tinh tế, Hữu Thỉnh nhận ra “hình như thu đã về”.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Thu sang, con sông quê cũng chậm chảy hơn trước, không còn đỏ ngầu dữ dội như hè. Những chú chim lại hối hả, bởi lẽ thu sang, chim chóc cũng cần bay về phương Nam tìm nơi tránh rét.
Có đam mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Có đám mây nào lạ lùng thế? Nửa thân mùa hạ, nửa mình mùa thu… Có chăng đó là sự tinh tế, nhạy cảm của Hữu Thỉnh, thấy được sự quyến luyến của đám mây, thấy được vẻ đẹp này của thời khắc giao mùa.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Chớm thu, cuối hạ, nắng còn nhiều và nồng nhưng nó đã phần nào giảm bớt đi oi ả, bức bối của mùa hạ, chỉ còn sự dịu dàng của nắng thu. Và cả cơn mưa cũng vậy, không còn thất thường chợt đến, chợt đi, không còn to, không còn nhiều như cơn mưa rào xối xả của mùa hạ. Ngay cả đến tiếng sấm cũng không còn thình lình khiến con người và thiên thiên thót tim, giật mình. Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên, nó còn là hình ảnh biểu trưng mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. “Sấm” ở đây là biểu tượng cho những thăng trầm, những khó khăn, vấp ngã trong cuộc đời con người. Còn những “hàng cây đứng tuổi” ở đây liên tưởng cho những con người từng trải, đã trải qua sóng gió của cuộc đời, đã trầm ổn, đi qua giai đoạn bồng bột xốc nổi của tuổi trẻ. Mùa hạ kia có lẽ chính là giai đoạn bồng bột, xốc nổi ấy, còn mùa thu lại là tuổi xế chiều bình thản, cảm nhận cuộc sống.
Sang thu với lời thơ nhẹ nhàng, từ ngữ mộc mạc, qua sự quan sát tinh tế tỉ mỉ của mình, Hữu Thỉnh đã vẻ nên bức tranh thu đầy màu sắc, hình ảnh và cả hương thơm rất độc đáo, khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu. Bài thơ không chỉ là bức tranh thu, nó còn là sự chiêm nghiệm của tác giả, giúp bạn đọc cảm nhận nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.