Soạn bài Hoán dụ ngắn nhất


Soạn bài Hoán dụ

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 +2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

áo nâu: người nông dân.

áo xanh: người công nhân.

→ Dựa vào quan hệ đặc điểm tính chất – Người nông dân thường mặc áo nâu, người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.

Nông thôn: người sống ở nông thôn.

Thị thành: người sống ở thị thành.

→ Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, đồng thời tạo sự hàm súc cho câu.

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1+2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Bàn tay ta: bộ phận của con người được dùng thay cho người lao động.

→ Quan hệ: bộ phận – toàn thể.

b. Một, ba: số lượng cụ thể được dùng thay cho số ít và số nhiều.

→ Quan hệ cụ thể – trừu tượng.

c. Đổ máu: dấu hiệu của chiến tranh.

→ Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Xem thêm:  Nỗi lòng thương vợ của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Thương vợ”?

Ghi nhớ (SGK – tr 83)

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Làng xóm – người nông dân. Quan hệ: vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.

c. áo chàm – người Việt Bắc: Dấu hiệu sự vật với sự vật.

d. Trái Đất – nhân loại: Vật chứa dung – vật bị chứa đựng.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

So sánh hoán dụ – ẩn dụ:

Ẩn dụ Hoán dụ
Giống Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác – Dưạ vào quan hệ tương đồng:
+ Hình thức
+ Cách thức thực hiện
+ Phẩm chất
+ Cảm giác
– Dựa vào quan hệ tương cận:
+ Bộ phận – toàn thể
+ Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
+ Dấu hiệu của sự vật – sự vật
+ Cụ thể – trừu tượng

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chính tả (nghe – viết)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu