/tmp/trabj.jpg Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục ngắn nhất


Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Xem thêm Tóm tắt: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bố cục

* Bố cục: 2 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “cho các nhà quý phái”: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may.

– Phần 2: Còn lại: Ông Giuốc – đanh và những tay thợ phụ.

Câu 1 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 2): Lớp kịch này được chia làm 2 cảnh, dấu hiệu nhận biết trên, văn bản là đoạn chỉ dẫn sân khấu “Bốn tay thợ phụ bước vào…”. Cả 2 cảnh này đều diễn ra trong không gian phòng khách nhà ông Giuốc-đanh.

– Không khí kịch càng về sau càng sôi động, cho đến cuối cảnh sau thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

      + Cảnh trước là lời đối thoại của hai nhân vật: ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau là những lời đối thoại của ông Giuốc-đanh và 4 tay thợ phụ.

      + Cảnh trước trên sân khấu chỉ xuất hiện ông Giuốc-đanh, bác phó may và một gia nhân mang lễ phục, nhưng cảnh sau xuất hiện thêm những tay thợ phụ nữa, những tay thợ phụ ấy còn giúp ông Giuốc-đanh may lễ phục.

      + Cảnh trước cử chỉ, động tác của các nhân vật ít hơn, đến đoạn sau các thợ phụ nhộn nhịp cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh.. Khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục còn có cả nhảy múa và âm nhạc.

Xem thêm:  Tả cây bóng mát năm 2022

Câu 2 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 2): Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện và bị lợi dụng:

– Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.

– Thông thường, ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên nhưng bác phó may do sơ xuất hay do cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười nên đã may ngược hoa. Ông Giuốc-đanh chưa phài là mất hết tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay. Đoạn kịch có kịch tính cao: bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa), nay chuyển sang thế chủ động tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà”, “Ngài chỉ việc bảo thôi”. Và thế là ông Giuốc-đanh phải nịnh lại bác phó may: “Không, không”, “Đã bảo không mà, Bác làm thế này được rồi”, sau đó lảng sang chuyện khác hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không.

– Ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Ông trách bác phó may. Bác phó may chống đỡ bằng cách lảng sang chuyện khác hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Điều đó đã đánh trúng vào tâm lí ông Giuốc-đanh đang muốn học đòi làm sang nên ông quên ngay chuyện bị ăn bớt vải.

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đánh nhớ Ngữ văn lớp 6

Câu 3 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 2): Tính cách của ông bị lợi dụng thể hiện trong cảnh sau:

– Sau khi bị bác phó may lợi dụng, đến lớp kịch sau, ông Giuốc-đanh lại tiếp tục bị bốn tay thợ phụ moi tiền.

– Nắm được tính cách sĩ dởm mấy tay thợ phụ đã gọi ông là “ông lớn” lúc ông đang say sưa với bộ lễ phục mới, học làm người quý phái. Thế là ông Giuốc-đanh đã thưởng cho tiền vì hai tiếng “ông lớn” sang trọng đó. Chưa dừng lại, mấy tay thợ phụ tinh ranh còn lần lượt gọi ông Giuốc-đanh là “Cụ lớn”, “đức ông” và lần nào ông cũng cho tiền thưởng. Những cách gọi đó làm cho ông Giuốc-đanh nghĩ mình thực sự đã trở thành trưởng giả sang trọng.

– Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ đến tiền của mình, ông cũng biết rằng nếu chúng tiếp tục nịnh nữa thì ông sẽ cháy túi mất nhưng ông vẫn bỏ tiền ra, vì theo ông những sự tâng bốc của bọn chúng xứng đáng với số tiền ấy, ông sẵn sàng bỏ tiền ra để nghe những lời tung hô đó.

Câu 4 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 2): Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở nhiều khía cạnh:

– Sự chênh lệch giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài.

– Sự khập khiễng giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn của nhân vật với sự sang trọng học đòi của nhân vật.

Xem thêm:  Tả cảnh đêm trung thu rước đèn vui chơi năm 2021

– Hàng loại tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ hợm hĩnh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng… qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu