/tmp/cubiu.jpg
Câu 1 (trang 233 sgk Văn 9 Tập 1): Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến ấn em nó xuống cúi): Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên
– Phần 2 (tiếp đến cấm không được đến nhà tao): tình bạn bị cấm đoán
– Phần 3: tình bạn vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn.
Những chi tiết xuất hiện ở phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những chuyện cổ tích, chuyện về người bà hiền hậu lại xuất hiện ở phần ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ, gây ấn tượng người đọc.
Câu 2 (trang 233 sgk Văn 9 Tập 1):
Nhà ông ngoại của bé A – li – ô – sa ở ngay cạnh nhà của đại tá Ốp – xi – an – ni- cốp nhưng lại có sự khác biệt về giai cấp, giàu nghèo và bị lão đại tá cấm đoán.
Nhưng chúng vẫn tìm đến nhau bằng tình bạn hồn nhiên, trong sáng. Bởi giữa chúng còn có một sợi dây liên kết giữa chúng đó là chúng đều là những đứa trẻ đáng thương, sống trong sự thiếu thốn tình thương. A – li – ô – sa mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng , còn ba đứa trẻ mồ côi mẹ, phải sống với một ông bố cực kì nghiêm khắc với bà mẹ kế.
⇒ Sự gặp gỡ tự nhiên của những đứa trẻ cùng chung cảnh ngộ, trở thành những người bạn thân thiết tạo nên một tình bạn trong trắng để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức sống động.
Câu 3 (trang 233 sgk Văn 9 Tập 1):
Những quan sát, cảm nhận tinh tế của A – li – ô – sa:
– Trước khi thân quen: chưa hiểu gì về chúng chưa phân biệt được đứa này, đứa kia chỉ có thể biết qua tầm vóc.
– Khi thân quen:
+ Khi nói tới mụ dì ghẻ: “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”
→ Hình ảnh so sánh diễn tả nỗi sợ hãi của những đứa trẻ khia nhắc tới mụ dì ghẻ. Hay ” tức thì cả mấy đứa trẻ… những con ngỗng ngoan ngoãn” cách so sánh chính xác thể hiện sự lặng lẽ, nhút nhát, cam chịu của những đứa trẻ.
⇒ Niềm cảm thông của trước cuộc sống thiếu thốn tình thương của những đứa trẻ.
Câu 4 (trang 233 sgk Văn 9 Tập 1):
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go – rơ – ki được thể hiện qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản: khi những đứa trẻ nói về mẹ thật A – li ô sa có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào chuyện cổ tích. Đặc biệt hình ảnh người bà có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của những đứa trẻ. Đối với các em, bà gắn liền với thế giới cổ tích, là hiện thân lòng tốt, tình yêu thương. Mặc dù cùng hoàn cảnh nghèo khổ nhưng A – li ô sa vẫn còn may mắn hơn bọn trẻ vì có tình yêu thương của bà, tình cảm ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn tình cảm của cậu bé giúp cậu có thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc đời.
⇒ Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa truyện cổ tích và đời thường trong tác phẩm đã làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân văn của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Thời thơ ấu” nói chung.
Đoạn trích nói về cuộc sống buồn tẻ của những em bé bất hạnh, mồ côi rất thiếu tình thương. Tuy sống trong cảnh ngộ hết sức éo le, các em vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng bất chấp những ngăn cản xã hội lúc bấy giờ.