/tmp/psoex.jpg
Câu 1 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1): Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mươn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình bởi con cò có những đức tính như người nông dân: cần cù, chịu khó, tần tảo sớm hôm nhưng vẫn lận đận. Một số bài ca dao minh chứng
1.Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
2.Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.
3.Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời, ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.
4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.
Câu 2 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1): Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như sau:
– Từ láy “lận đận” và thành ngữ ” lên thác xuống ghềnh” kết hợp với số từ ” ” một mình” làm cho nỗi cơ cực và vất vả, truân chuyên, bấp bênh, chìm nổi của cuộc đời cò được nhấn mạnh rất nhiều
– Sử dụng phép đối:
+ Nước non >< một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
+ lên >< xuống gợi lên sự vất vả, truân chuyên, bấp bênh.
+ Bể kia đầy >< ao kia cạn :ẩn dụ cho sự khó khăn, vất vả trong kiếm sống của cò, cò tần tảo, bươn chải nhưng vẫn khó khăn.
– Sử dụng câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn là lời tố cáo, phê phán những thế lực, những kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận,vất vả, cực khổ. Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy giờ.
Câu 3 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1):
Cụm từ ” Thương thay” có nghĩa là đồng cảm, sẻ chia, … với những nối vất vả, cơ cực, khổ đau của đối tượng bất hạnh. Cụm từ ” thương thay” lặp lại 4 lần trong bài ca dao, thể hiện nỗi thương xót, đồng cảm sâu sắc của tác giả dân gian với những nỗi khổ của người lao động. Mỗi lần lặp lại mở ra một nỗi khổ.
Câu 4 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1): Phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ:
– Con tằm: thân phận bị bòn rút sức lực
– Lũ kiến: thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó.
– Con hạc: thân phận có cuộc đời phiêu bạt, lận đận, cố gắng vô vọng.
– Con cuốc: thân phận thấp cổ bé họng, chịu nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
⇒ Thể hiện nỗi khổ nhiều bề của người lao động trong xã hội xưa.
Câu 5 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1): Sưu tầm ca dao có cụm từ ” Thân em”.
1. Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
2. Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.
3. Thân em như cách hoa sen,
Anh như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho đổ mưa rào,
Sen kia chìm xuống, bèo trèo lên trên.
4. Thân em như cái sạp vàng
Anh như chiếu rách bị làng bỏ quên
Lạy trời cho gió nổi lên
Cho manh chiếu rách trải trên sạp vàng
5. Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!
6. Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
7. Thân em như dải lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
8. Thân em như giếng giữa đìn
Người ngoan rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Những bài ca dao thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Về nghệ thuật, các bài ca dao đều chung 1 mô típ ” thân em” và đều sử dụng các hình ảnh so sánh ví von, có nét tương đồng với người phụ nữ để diễn tả nỗi truân chuyên, vất vả, lận đận của người phụ nữ.
Câu 6 (trang 49 sgk Văn 7 Tập 1):
Bài 3 nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, hình ảnh so sánh này có nét đặc biệt như :
– “Thân em” lời than thân trách phận xót xa, buồn tủi, tội nghiệp của cô gái.
– Hình ảnh so sánh:
Thân phận người phụ nữ – trái bần trôi giữa gió dập sóng dồi.
Qua đây em thấy thân phận của người phụ nữ nhỏ bé, chìm nổi, lênh đênh, vô định, lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Câu 1 (trang 50 sgk Văn 7 Tập 1): Những đặc điểm chung và nghệ thuật của các bài ca dao:
– Nội dung: Phản ánh nỗi bất hạnh, truân chuyên, vất vả lận đận của những thân phận nhỏ bé trong xã hội, qua đó thể hiến sự đồng cảm với học. Đồng thời là lên án, tố cáo xã hội cầm quyền bất công.
– Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, sử dụng các cách nói, các hình ảnh quen thuộc trong ca dao.
Câu 2 (trang 50 sgk Văn 7 Tập 1): Học thuộc
Những bài ca dao than thân phản ánh nỗi khổ cực, bất hạnh, oan trái của người lao động trong xã hội xưa.Thể hiện sự đồng cảm, xót thương với những con người cùng cảnh ngộ bất hạnh. Tiếng nói tố cáo xã hội bất công.