Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

1. a.

– Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh, nhất định,..

– Những câu cảm thán trong văn bản trên:

      + Hỡi đồng bào toàn quốc!

      + Hỡi an hem binh sĩ, tự vệ, dân quân!

      + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

– Cách dùng từ ngữ của văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh có chút tương đồng về những từ ngữ và câu văn truyền cảm với văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

b. Tuy nhiên, 2 văn bản đó vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm, vì:

      + Mục đích viết ra để tác động đến người đọc bàn về vấn đề quan trọng của đất nước chứ không phải để bộc lộ cảm xúc.

      + Yếu tố biểu cảm chỉ góp phần làm cho bài văn nghị luận thêm tính thuyết phục.

c. Những câu văn ở cột 2 có sức truyền cảm hơn những câu văn ở cột 1 vì ở cột 2 có những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn, giàu chất văn, giàu cảm xúc hơn.

Xem thêm:  Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngắn nhất

2. Thông qua tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ta thấy để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần phải đan cài những yếu tố biểu cảm ấy một cách hợp lí.

a. Những người làm văn vừa phải suy nghĩ về luận điểm vừa phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

b. Để viết được những câu “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả…” hay “uốn lưỡi cú diều”,.. thì chỉ rung cảm thôi chưa đủ, người viết vừa phải có lòng yêu nước căm thù giặc vừa phải có khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ.

c. Em không đồng ý với ý kiến “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng”.

Bởi vì đôi khi lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới bài văn lộn xộn, không rõ trọng tâm, nội dung biểu đạt rối loạn.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 97 sgk Văn 8 Tập 2):

a. – Các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (ở văn bản Thuế máu) được thể hiện qua những hình ảnh so sánh,liên tưởng, những từ ngữ đối lập nhau:

      + Những tên da đen bẩn thỉu >< những đứa con yêu, những người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do

Xem thêm:  Qua văn bản “Cổng trường mở ra”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

      + Chiến tranh vui tươi >< rời xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

      + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

      + Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng

      + Lấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế…

      + Khạc ra từng miếng phổi

b. Tác dụng của những từ ngữ này;

– Giúp người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp

– Những từ ngữ này làm cho tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn.

Câu 2 (trang 97 sgk Văn 8 Tập 2):

– Những cảm xúc của tác giả được biểu hiện qua đoạn văn:

      + Nỗi buồn trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

      + Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước thực tế đáng buồn của ngành giáo dục .

– Để đoạn văn không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm, tác giả đã sử dụng :

      + Giọng văn mang đầy tâm sự chứa đựng nỗi băn khoăn , day dứt của người viết.

      + Câu văn được viết dưới dạng câu hỏi tu từ :

          * Nói làm sao cho…

          * Không có lí do gì phải nhấm bút…

          * Sao không có một “hãng” nào đó in ra..

      + Từ ngữ thể hiện thái độ xuất hiện nhiều: nỗi khổ tâm, đeo một cái nghiệp, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi,..

Xem thêm:  Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm; Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn”?

Câu 3 (trang 98 sgk Văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn

      Ngày nay, học sinh ngày càng thụ động trong học tập, để xảy ra tình trạng học vẹt học tủ. Điều này đã trở thành một vấn nạn của ngành giáo dục. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là học vẹt, học tủ?. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc mà không hiểu gì. Học tủ là chỉ học một vài nội dung cho rằng sẽ thi, học mang tính chất đối phó tạm thời. Cả hai cách học này đều không mang lại hiệu quả trong học tập mà trái lại còn có tác hại rất lớn. Học vẹt, học tủ sẽ khiến học sinh không thu nhận được kiến thức thực sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, thông minh. Kiến thức có thể bị phiến diện lệch lạc. Nếu học tủ mà đi thi không trúng tủ sẽ không làm được bài. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, không giúp gì được cho tư duy, không củng cố được kiến thức, không đem lại được lợi ích gì cho tương lai. Như vậy, theo các bạn, có nên học vẹt và học tủ không?. Phải học như thế nào để đem lại kết quả tốt cho bản thân mình và không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu